Điểm mạnh, điểm yếu của Clinton và Trump trước giờ lên sóng

(Baonghean.vn) - Vào 21h ngày 26/9 tại Mỹ (8h ngày mai 27/9 giờ Việt Nam), 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Dolald Trump sẽ có một cuộc tranh luận trực tiếp qua truyền hình. Cuộc đấu trí đầy căng thẳng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chiến dịch tranh cử. Hãy cùng thử điểm qua những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi ứng viên trước buổi tranh luận.

Điểm mạnh của Donald Trump

Donald Trump thể hiện cảm xúc rất mạnh trong các buổi nói chuyện.
Donald Trump thể hiện cảm xúc rất mạnh trong các buổi nói chuyện.

Kiểm soát được điều hành viên: Cuộc tranh luận có những người điều hành, giống như trọng tài khi chúng ta chơi thể thao. Với sự lợi khẩu và khí thế của mình, Trump sẽ có những lợi thế nhất định trước điều hành viên.

Khả năng phê bình: Những vấn đề nóng như Syria, Iraq, Libya hay thương mại với Trung Quốc đều không thể làm khó Trump khi ông sẽ nhanh chóng chỉ trích mọi vấn đề trên. Trump có thể nói là nhà phê bình hạng nhất.

Khiến người khác khiếp sợ: Trên thực tế, đôi khi lý thuyết lại không thuyết phục bằng việc bạn sợ hãi một cái gì đó. Trump là một người có thể mang lại nỗi sợ cho những người khác.

Tính cách: Donald Trump có một cách nói chuyện vừa hài hước vừa quyến rũ.

Đối phó với dư luận: Trump đã quá quen với việc đám đông la ó ông trong những cuộc tranh luận trước đó, và điều này nếu tiếp tục xảy ra thì tâm lý của ông cũng không bị ảnh hưởng.

Né tránh câu hỏi: Trump có cả một chiến thuật về việc né tránh những câu hỏi khó. Ông sẽ đưa ra một câu trả lời chung chung, bỏ qua câu hỏi hoàn toàn hoặc biến nó thành một lời phản đòn với đối thủ về vấn đề tương tự.

Điểm yếu của Donald Trump

Kiến thức về chính sách: Trump không hề am hiểu về các chính sách. Mark Cuban đã thách thức Trump bằng việc sẽ cho ứng viên Tổng thống Mỹ 10 triệu USD nếu Trump dám đấu khẩu tay đôi về chính sách với Cuban.

Nóng tính: Trump không thích bất cứ lời chỉ trích nào. Nếu như mất bình tĩnh, ông sẽ đáp trả lại một cách rất trẻ con và điều này sẽ mang lại phản ứng tồi tệ trong buổi tranh luận.

Dối trá: Việc quá hoạt ngôn của Trump khiến cho rất nhiều lời nói trong những buổi tranh luận của ông đi quá đà. Theo trang PolitiFact, có đến 60% tuyên bố của ông là sai và hiện mới chỉ 3% trở thành sự thực.

Ngạo mạn: Trump luôn nghĩ rằng ông đã chiến thắng tất cả các cuộc tranh luận từ trước đến nay. Sự quá tự tin này có thể sẽ là điểm yếu nếu như ông đánh giá thấp đối thủ.

Điểm mạnh của Hillary Clinton

Hillary Clinton luôn tỏ ra thoải mái và bình tĩnh.
Hillary Clinton luôn tỏ ra thoải mái và bình tĩnh.

Kiến thức: Clinton có kiến thức chuyên sâu về cả kinh tế, quyền dân sự, mối quan hệ với Nga và cả nhiều vấn đề khác.

Các chính sách trong tương lai: Đây là lợi thế rõ ràng của Clinton so với Trump. Bà có thể trình bày rõ ràng về những hướng đi của Mỹ trong tương lai. Sở trường của Trump là phê bình quá khứ, trong khi Clinton là hướng về tương lai.

Cứng rắn: Clinton luôn tỏ ra cứng rắn trong các cuộc tranh luận. Phân định rạch ròi những luận điểm của đối thủ và mình.

Bình tĩnh: Mặc dù là “người đàn bà thép”, nhưng Clinton luôn có những cách tiếp cận rất thoải mái trong các cuộc tranh luận và tỏ ra bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

Điểm yếu của Hillary Clinton

Biểu hiện cảm xúc: Trong những buổi tranh luận, mọi người đều muốn thấy con người “thực” của ứng viên, nghĩa là tính cách và các cảm xúc thật sự. Clinton quá giỏi giấu cảm xúc của mình, do đó sẽ khó có thể thấy được bà tức giận, vui hay buồn trên truyền hình.

Dài dòng: Clinton không bao giờ trả lời câu hỏi của mình đúng thời gian. Những câu trả lời quá dài dòng có thể khiến bà mất điểm trong buổi tranh luận.

Quân Lê

(Theo CNN)

tin mới

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.