"Săn" hàu đặc sản bên dòng Mai Giang

(Baonghean) - Tảng sáng, đôi bên dòng Mai Giang đã nhộn tiếng người í ới gọi nhau. “Là mấy bà, mấy chị đi lấy hàu, thi thoảng cất tiếng lên cho đỡ quạnh vắng ấy mà” - bà Nguyễn Thị Tho (làng Đông Triều, xã Quỳnh Dị, TX. Hoàng Mai) vừa khéo léo tách những vỏ hàu dày cộp, vừa nói.
Bà Tho là một trong những người có thâm niên trong nghề “săn” hàu bên dòng Mai Giang. Gần chục năm gắn bó với nghề, bà thuộc từng luồng lạch dòng sông, biết chắc ghềnh đá nào có nhiều hàu bám, nắm vững cách “lích” lưỡi hái vào vị trí nào để bật gọn gàng thứ vỏ thô ráp, cứng rắn và  nhẹ nhàng lấy phần thịt hàu trắng sữa tươi ngon. 
Bà Nguyễn Thị Tho đang mải miết cạy hàu.
Bà Nguyễn Thị Tho đang mải miết cạy hàu.
Bà Tho kể: “Từ xưa, người dân nơi đây đã sớm biết thưởng thức hàu rồi. Thời điểm nông nhàn, dịp nghỉ trăng, đàn bà, con gái, trẻ nhỏ trong các xóm, làng lại rủ nhau đi lấy hàu. Đây là hàu tự nhiên, sống bám rất nhiều dọc các ghềnh đá, chân mố cầu ven sông. Trước đây chủ yếu lấy về cho gia đình ăn thôi, bán chẳng được mấy đồng. Độ vài năm lại nay, hàu thành đặc sản, giá cả ngày một đắt đỏ, giờ chúng tôi đi lấy hàu để nhập cho các nhà hàng, khách sạn lớn là chủ yếu chứ làm gì dám để nhà ăn”.
Mỗi ngày, bà Tho khai thác được trung bình khoảng 5 - 7 kg hàu sống đã tách vỏ, giá bán tại chỗ giao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg tùy thời điểm và tùy kích cỡ của thịt hàu, mỗi ngày cho thu nhập ít nhất cũng khoảng 500.000 đồng. Công cao thế, nên vào mùa hàu trong năm (kéo dài từ tháng 9 (âm lịch) năm nay đến qua tháng Giêng năm sau), mấy làng quanh vùng Quỳnh Dị, Quỳnh Phương … nhộn nhịp nghề lấy hàu.
Phụ nữ và trẻ nhỏ thì “săn” hàu dọc đôi bờ Mai Giang, soi kỹ từng ngóc ngách ghềnh đá, cột, mấu …; đàn ông, thanh niên trai tráng thì chuyên cần lặn sông, tìm đến các dải đá vôi nằm rải rác dưới lòng Mai Giang để cạy từng tảng hàu mang lên thuyền. Dụng cụ lao động rất đơn sơ, chỉ là chiếc lưỡi hái nhỏ gọn trong lòng bàn tay để nạy hàu, thêm chiếc túi lưới đan mắt nhỏ quấn quanh bụng để đựng thành phẩm là đã đủ cho một buổi lặn sông. 
Dụng cụ cày hàu là một lưỡi hái nhỏ gọn.
Dụng cụ cày hàu là một lưỡi hái nhỏ gọn.
Anh Trần Văn Khê (43 tuổi)  - người có "thâm niên" làm nghề lấy hàu đã 6 năm nay cho biết: "Nghề vất vả nhất vào mùa Đông, tiết trời mưa rét dầm dề nhưng muốn có hàu ngon thì phải chịu khó lặn sâu, bơi xa. Trước khi lặn, anh và nhiều “đồng nghiệp” khác có bí quyết là uống một hơi nước mắm cốt để tránh hàn, giảm lạnh, giữ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Mặt khác, một ngày cũng chỉ có vài tiếng đồng hồ khi con nước ròng, tức là thủy triều chưa lên, xuống, nếu không quan sát kỹ mà nhằm lặn lúc thủy triều biến đổi thì có lặn sâu mấy cũng công cốc, lại nguy hiểm". 
Mỗi ngày lặn sông, anh Thọ thu về khoảng hơn 10 kg hàu chưa tách vỏ, cho thu nhập khoảng 500.000 – 600.000 đồng, đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. “Nghề phụ mà cho thu nhập chính, nhưng làm ngày nào biết ngày đấy thôi, bởi hàu tự nhiên ngày một hiếm do con người khai thác nhiều quá. Vả lại, sông nước mênh mông, bọn tui lặn không bảo hiểm, trong khi nước sông ngày càng ô nhiễm, nhiều khi nghĩ mình cũng… liều” – anh Khê tâm sự.
Những con hàu đã tách vỏ như thế này sẽ trở thành đặc sản trên bàn tiệc.
Những con hàu đã tách vỏ như thế này sẽ trở thành đặc sản trên bàn tiệc.
Dạo dọc bờ Mai Giang, không khó để nhận thấy có nhiều em nhỏ cũng mải miết mưu sinh bằng nghề lấy hàu. Ở nhiều gia đình nơi đây, những đứa trẻ khoảng từ 8 tuổi trở lên đã được xem là vững nghề. Chúng có riêng một chiếc lưỡi hái vừa tay, rồi nào xô, nào bát để đựng thành phẩm, cứ thế, một buổi đến trường, một buổi cần mẫn bên dòng sông để tìm kiếm loài nhuyễn thể giá trị ấy. 
Hàu có nhiều ở khu vực các cửa sông, cửa biển, nhưng với đặc thù dòng nước có độ mặn vừa phải, phù du phát triển mạnh, loài hàu ở dòng Mai Giang tương đối nhiều và được giới sành ẩm thực chọn là tươi ngon bậc nhất ở Nghệ An. Những thớ thịt hàu màu trắng sữa, nồng vị tanh ngọt của vùng cửa biển, đậm đà phong vị dân dã quê hương, lại là thực phẩm giàu chất kẽm giúp bổ trợ, chữa được nhiều loại bệnh nay đã thành đặc sản trên bàn tiệc. 
Mấy năm lại nay, nhận thấy nguồn hàu tự nhiên ngày càng hạn chế, nhiều hộ dân ở thị xã Hoàng Mai đã năng động xây dựng và phát triển các mô hình nuôi hàu. Gọi là nuôi, nhưng thực chất chẳng bỏ công là mấy, thả dăm trăm, vài ngàn xâu vỏ hàu xuống lòng sông rồi chờ đến 10 tháng sau là kéo lên, tách vỏ lấy thịt. Nuôi trong môi trường hoàn toàn thiên nhiên như thế, không thức ăn dặm và chất phụ gia nên thịt hàu nơi đây thơm ngon chẳng khác gì hàu tự nhiên, được khách buôn xa, gần ưa chuộng. 
Phước Anh

tin mới

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.