Nghề nuôi hàu trên dòng Mai Giang

(Baonghean) - Bao lần thưởng thức món hàu nướng, hàu hấp, được cảm nhận vị ngọt, giòn, béo ngậy quyện lại nơi đầu lưỡi đã khiến tôi nảy ra ý định tìm hiểu về hàu. Qua lời giới thiệu của anh bạn làm ở Hội Nông dân tỉnh, tôi tìm về xóm 10, 11 xã Mai Hùng (Quỳnh Lưu) nơi nuôi hàu nhiều nhất tỉnh. Nghề nuôi hàu trên sông Mai Giang đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho những ngư dân nơi đây.

Người đưa nghề về làng

Dòng Mai Giang uốn mình chảy từ nguồn về, trước khi đổ ra biển qua lạch Cờn đã chảy qua địa phận xã Mai Hùng dài 6km. Nhờ nằm giáp ranh với cửa sông, cửa biển nên nước sông Mai Giang có độ mặn vừa phải, phù du phát triển mạnh là nơi tập trung sinh sống của loài nhuyễn thể hàu. Thế nhưng, người dân Mai Hùng lúc đó không ai biết đến nghề nuôi hàu. Ông Trần Đức Tình, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Ngày trước, hàu sống và sinh sản bám trên các dải đá vôi nằm tập trung giữa lòng sông. Vào mùa hàu (từ tháng 9 âm lịch đến hết tháng Ba âm lịch), ngư dân ở làng vào mùa... lặn sông. Khai thác mãi rồi cũng cạn kiệt, hàu không còn môi trường để sinh sống, cứ theo phù du đổ ra sông, ra bể. Phí lắm! Vậy nên người dân Mai Hùng vẫn nghèo, vẫn chật vật...”.

Quãng đến năm 2000, anh Văn Đức Nhiệm bắt đầu nuôi hàu thử nghiệm trên khúc sông Mai Giang đoạn chảy qua xã Mai Hùng. Anh Nhiệm tâm sự: “Hồi đó, học xong phổ thông, em theo chúng bạn vào tận Vũng Tàu kiếm sống. Quen nghề sông nước, bọn em làm thuê cho chủ các đầm tôm, nghề đi lồng... Ở trong đó, không chỉ khai thác hàu, người ta còn phát triển nghề nuôi hàu trên sông. Nghề đó “một vốn bốn lời”, nhiều khúc sông làm ra bạc tỷ. Nhìn họ làm ăn mà thèm... Ở quê mình, có sông, có biển, cũng có lợi thế như họ, sao không làm theo?”. Và rồi, khi đã kiếm được ít vốn, học hỏi được kha khá kinh nghiệm, Nhiệm về quê, bắt đầu nghề nuôi hàu.

Những giàn nuôi hàu trên sông Mai Giang

Anh lặn lội đi tìm vỏ hàu, tìm dây, dựng cột nuôi hàu. Người dân trong làng hết sức ngạc nhiên, chẳng hiểu Nhiệm làm gì trên khúc sông đó. Anh Nhiệm cho biết: “Ban đầu, cũng chỉ làm thử nghiệm vậy thôi, chẳng dám ăn chắc gì. Vậy mà vụ đó, cũng nuôi được 500 xâu, thu về hơn 3 triệu đồng. Thấy có hiệu quả nên làm nhiều hơn...”. Người dân trong làng thấy Nhiệm phất lên từ hàu nên cũng làm theo.  Đến năm 2004 thì trong làng đã có khoảng hàng chục hộ nuôi hàu. Và nghề nuôi hàu thực sự phát triển khi Hội Nông dân tỉnh có dự án “Hỗ trợ nghề hàu” cho ngư dân xã Mai Hùng vào năm 2006. Theo đó, mỗi hộ nuôi hàu được hỗ trợ 5 triệu đồng làm giàn nuôi. Ban đầu chỉ vài hộ tự phát, đến nay, hai xóm 10, 11 của xã Mai Hùng  được gọi với  cái tên “làng Hàu”.

Nghề nuôi hàu còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động mùa vụ với mức thu nhập khá cao. Vào mùa thu hoạch, mỗi hộ nuôi hàu phải thuê 5-6 nhân công cạy hàu, mỗi ngày cạy khoảng 3kg thịt hàu, được trả công từ 100-150 ngàn đồng. Và nghề nuôi hàu có thể tận dụng nhân công trong gia đình: đàn ông thì làm giàn, kết bè; phụ nữ, trẻ em xâu vỏ hàu, cạy hàu...

Ở làng này hàu đã hòa quyện trong đời sống người dân, ấm no hay nghèo đói cũng nhờ cả vào hàu. Anh Nhiệm cho biết: “Mấy đứa con tui đều ăn học trưởng thành từ hàu. Áo quần, sách vở của bọn trẻ trông vào những xâu hàu, theo từng con nước lên xuống. Người làng tui vẫn nói, không có nghề nuôi hàu thì biết đến khi mô cho thoát nghèo?”.

Nghề “một vốn bốn lời”

Tháng Hai, tháng Ba, người dân trong xóm thu mua vỏ hàu chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Ra Thanh Hóa, vào Quảng Bình để mua, giá vỏ hàu tính bằng bì. Sau khi mua về, lựa chọn vỏ, đục lỗ rồi dùng dây cước xâu thành chuỗi. Cọc tre, cọc bê tông, hoặc kết bè nứa, mét trên sông, buộc các xâu vỏ hàu vào và thả xuống sông. Nguồn phù sa từ sông Mai Giang chảy xuống; nguồn nước mặn từ lạch Cờn chảy vào pha trộn theo những con nước lên, xuống tạo nhiều tảo, làm nên vùng sinh sôi nẩy nở lý tưởng của loài hàu. Người nuôi chỉ cần đầu tư con giống và đóng lồng thả xuống sông, sau một thời gian là có hàu thu hoạch. Với giá con giống hiện nay khoảng 10 ngàn đồng/kg nhưng đến thời điểm thu hoạch có giá tới hơn 25 ngàn đồng/kg. Vì thế, nghề nuôi hàu được coi là nghề “lợi nhuận” cao.

Xâu hàu, chuẩn bị thả giống

Ông Đậu Huy Dữ, một người có thâm niên nuôi hàu kể cho chúng tôi nghe về cái nghề độc đáo này: “Nghề này cũng nhàn hạ, bởi vào khoảng tháng Ba hàng năm, bà con bắt đầu đổ hàu giống vào các giàn để nuôi. Từ đó cho đến lúc thu hoạch chỉ cần trông coi và làm vệ sinh lưới nuôi cho sạch sẽ để hàu mau lớn là được”. Vùng nuôi hàu của gia đình anh chỉ có chiều dài dọc bờ sông hơn 40m, anh thả 5 ngàn xâu, đến mùa thu hoạch phải thuê 5 - 6 lao động đến tách hàu lấy ruột mới kịp cung cấp cho bạn hàng. Với giá trên thị trường hiện nay (80.000 - 90.000 đồng/kg ruột), sau khi trừ chi phí, thuê nhân công tách vỏ, anh thu về trên 30 triệu đồng.

Hiện toàn xã Mai Hùng đã có hơn 80 hộ nuôi hàu; hộ nuôi ít nhất 2.000 xâu, hộ nuôi nhiều nhất tới 10.000 xâu. Thị trường hàu rộng lớn, sản xuất không đủ cho tiêu thụ. Năm 2012, bà con 2 xóm 10, 11 đã thu được hơn 5 tỷ đồng từ con hàu.

Nghề nuôi hàu có nhiều thuận lợi là thế, nhưng vẫn gặp một số khó khăn mà người dân nơi đây chưa thể khắc phục được. Chẳng hạn như vào khoảng thời gian từ tháng Bảy dương lịch cho tới Tết là thời gian bà con thu hoạch hàu. Nhưng đây là thời điểm mưa nhiều nên nhiệt độ nước thay đổi làm con hàu có khả năng chết, do đó nhiều lúc phải thu hoạch sớm, khiến cho năng suất và chất lượng hàu không được như mong muốn.

Và dù là nghề mang lại lợi nhuận cao, nhưng hiện nay, không thể mở rộng diện tích, bởi chiều dài đoạn sông chảy qua địa phận xã chỉ dài 6km, và để bảo vệ an toàn giao thông đường thủy nên chỉ có thể lấn sông 4m. Bên cạnh đó, nếu không tích cực bảo vệ môi trường nước đi đôi với khai thác thì hàu cũng sẽ bị tận diệt. Giống hàu từ nguồn tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi đó, chưa có cơ quan chức năng nào sản xuất giống hàu nhân tạo. Do vậy, để có đủ lượng giống thả dặm sau những kỳ thu hoạch, các hộ nuôi hàu ở đây đã phải lặn lội ra đến Đà Nẵng, Quảng Ngãi mua giống.

Chia tay làng hàu khi mặt trời đỏ ối lặn dần về phía biển. Những ngư dân làng hàu vẫn cần mẫn đục lỗ, xâu dây, chuẩn bị cho vụ nuôi thả hàu mới. Dòng Mai Giang lững lờ trôi, mang trong nó phù sa, phù du của sông, của biển, kiến tạo nên giống hàu, mang lại cho người dân Mai Hùng cuộc sống ấm no, sung túc...

Bài, ảnh: THANH PHÚC

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.