Triều Tiên phát thông điệp muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh Bình Nhưỡng muốn trực tiếp đàm phán với Mỹ để có được những bảo đảm của Washington đối với an ninh của nước này.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một chuyến thị sát thực tế ngày 6-12 - Ảnh: REUTERS
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một chuyến thị sát thực tế ngày 6-12 - Ảnh: REUTERS

Theo ông Lavrov, Triều Tiên đã chuyển thông điệp nói trên và ông đã giúp nó đến được người cần đến - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson - trong một cuộc gặp ngày 7-12.

Hai nhà lãnh đạo ngoại giao Nga - Mỹ đã hội đàm bên lề cuộc họp Hội đồng ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại Vienna (Áo).

"Chúng tôi hiểu rằng điều mà Triều Tiên mong muốn nhất là đàm phán với Mỹ về những đảm bảo cho an ninh của Triều Tiên. Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ điều đó, chúng tôi sẵn sàng tham gia xúc tiến những cuộc đàm phán như vậy. Các đối tác Mỹ của chúng tôi, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, đã lắng nghe điều đó" - Hãng tin Reuters dẫn lời ngoại trưởng Nga.

Tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra sau khi Triều Tiên tuyên bố chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đã trở thành "điều không thể tránh khỏi", vì các động thái thù địch của Mỹ và Hàn Quốc (biểu hiện qua các cuộc tập trận liên tục).

Hai quốc gia này đang tham gia cuộc tập trận chung 5 ngày mang tên "Vigilant Ace" ("Cảnh giới vương bài"), huy động hàng chục ngàn binh sĩ cùng nhiều vũ khí hiện đại, bao gồm máy bay ném bom chiến lược B-1B.

Đáp lại tuyên bố của ngoại trưởng Nga, bà Heather Nauert - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, trong cùng ngày nhấn mạnh các cuộc đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng "sẽ không được tính đến tới khi nào Triều Tiên phi hạt nhân hóa".

"Đó là điều mà Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã đồng ý" - bà Nauert khẳng định.Cũng theo người phát ngôn của Mỹ, Bình Nhưỡng đang không cho thấy "dấu hiệu của việc sẵn sàng ngồi xuống và đối thoại nghiêm túc khi cứ tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo".

Trong khi đó, một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Justin Higgins, cho rằng đóng băng chương trình hạt nhân của Triều Tiên là chưa đủ, mà phải cam kết chấm dứt và không bao giờ quay lại chương trình đó.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã gia tăng, sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 có khả năng vươn tới Mỹ vào rạng sáng 29-11.

Thực tế, những tranh cãi hiện nay đã tồn tại trong nhiều năm qua và rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Triều Tiên muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ - Ảnh 3.Dàn máy bay chiến đấu F-15, F-15 và máy bay ném bom chiến lược B1-B của liên quân Mỹ - Hàn trên bầu trời bán đảo Triều Tiên ngày 6-12 - Ảnh: REUTERS
Triều Tiên muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ - Ảnh 3. Dàn máy bay chiến đấu F-15, F-15 và máy bay ném bom chiến lược B1-B của liên quân Mỹ - Hàn trên bầu trời bán đảo Triều Tiên ngày 6-12 - Ảnh: REUTERS

Trong khi Mỹ và Hàn Quốc viện dẫn "các động thái mang tính khiêu khích" của Triều Tiên và "củng cố năng lực chiến đấu đồng minh" cho các cuộc tập trận quy mô lớn, Triều Tiên xem đó là các động thái mang tính thù địch và có các hành động đáp trả, bao gồm cả việc bắn tên lửa.

Điệp khúc Mỹ - Hàn tập trận rồi Triều Tiên bắn tên lửa / thử hạt nhân đã diễn ra không biết bao nhiêu lần.

Nga và Trung Quốc, hai quốc gia tham gia vòng đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên, cũng đã không ít lần đề xuất Washington ngừng các cuộc tập trận với Seoul, đổi lấy việc Bình Nhưỡng ngừng bắn tên lửa nhưng đã bị bác bỏ.

Hôm 5-12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov khẳng định nước này có nhiều kênh liên lạc với Triều Tiên và sẵn sàng gây ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng để giải quyết vấn đề.

Ngày 7-12, một quan chức cấp cao Mỹ tiết lộ Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zheng Zeguang đã gặp ông Matt Pottinger - người đứng đầu các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ - để thảo luận về vấn đề Triều Tiên và thương mại.

Theo tuoitre.vn

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.