Điểm đáng nghi của tên lửa Triều Tiên mới phóng

Triều Tiên đã trở thành chủ đề nóng sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sớm ngày 29/11, bởi uy lực vũ khí được thử đã khiến cả thế giới bất ngờ.

Theo thông tin công bố, ICBM mới của Triều Tiên đạt độ cao 4.500km và bay được trong không trung gần một giờ đồng hồ. Với khả năng này, tên lửa mới của Triều Tiên được cho là có tầm bắn tới mọi khu vực thuộc đất Mỹ.

tên lửa Triều Tiên,hạt nhân Triều Tiên,tình hình Triều Tiên,Triều tiên phóng tên lửa
Hình ảnh vụ phóng tên lửa mới nhất. 

Nhưng không giống các lần trước, lần này tên lửa Triều Tiên lao xuống ngoài khơi bờ biển Nhật Bản nhưng không một máy quay nào của Nhật ghi lại được cú đáp của đầu đạn.

Theo Business Insider, thực tế, các quan chức quốc phòng của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản theo dấu vụ phóng đã đặt ra một nghi ngờ hợp lý: người Triều Tiên đã thử một tên lửa nhưng họ có thể đã làm giả một thành phần quan trọng.

Mục đích của vụ phóng, theo giới chuyên gia, là để chứng tỏ các tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ. Ít phút sau diễn biến mới, các nhà khoa học Mỹ tính toán vũ khí này có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ, dựa vào khoảng thời gian bay, khoảng cách và độ cao đạt được.

Nhưng những gì mà bên ngoài không biết chắc, là tên lửa mới của Triều Tiên mang theo gì? Chỉ tên lửa không thôi thì không thể gây hủy diệt. Việc này là của các đầu đạn hạt nhân. Để di chuyển một đầu đạn hạt nhân – mà có thể nặng tới gần nửa tạ - là công việc rất khó khăn đối với các kỹ sư.

Và ở trường hợp này, Triều Tiên có thể đã phóng một ICBM cũ mà không mang đầu đạn để nó bay xa hơn.

tên lửa Triều Tiên,hạt nhân Triều Tiên,tình hình Triều Tiên,Triều tiên phóng tên lửa
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thường đích thân giám sát các vụ phóng tên lửa. Ảnh: Reuters

"Tên lửa này có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ" - David Wright, một nhà vật lý và là chuyên gia tên lửa tại Liên minh Các Nhà khoa học UCS, nhận định với báo Business Insider. "Tuy vậy, điều này không có ý nghĩa gì nhiều nếu không tính đến đầu đạn".

Truyền thông Triều Tiên nêu tên lửa mới là Hwasong-15, một ICBM hoàn hảo mà người ngoài chưa từng nhìn thấy bao giờ. Các ICBM trước đó của Bình Nhưỡng thuộc lớp Hwasong-14. 

Dường như có lý do hợp lý để nghi ngờ rằng, tuy thể hiện được tên lửa mới có thể bắn tới bất kỳ nơi nào ở Mỹ nhưng Triều Tiên lại không thể chứng minh tấn công được cường quốc số 1 thế giới bằng một đầu đạn hạt nhân. 

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.