Triều Tiên và mối đe dọa bom xung điện từ

(Baonghean.vn) - Trong một tuyên bố hiếm hoi trong tháng này, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đề cập khả năng tiến hành một cuộc tấn công bằng bom xung điện từ (EMP).  

Tấn công bằng xung điện từ có thể phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất điện của một đất nước trong nháy mắt. Ảnh: AP
Tấn công bằng xung điện từ có thể phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất điện của một đất nước trong nháy mắt. Ảnh: AP

Theo Bình Nhưỡng, vũ khí này “là một loại vũ khí hạt nhân nhiệt hạch đa năng với sức công phá lớn, có thể nổ ở độ cao khá lớn nếu một cuộc tấn công EMP siêu mạnh xảy ra”.

Chuyên gia an ninh Euan Graham, tới từ Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy có trụ sở tại Sydney, cho biết một cuộc tấn công EMP sẽ nổ ra bằng việc kích hoạt một vũ khí hạt nhân cách xa trái đất hàng chục hoặc hàng trăm km.

Ông giải thích: “Sóng điện từ từ vụ nổ hạt nhân sẽ phát ra xung điện phá hủy hệ thống điện và thiết bị điện ở một mục tiêu nhất định”.

Một cuộc tấn công EMP có thể không trực tiếp giết người hoặc làm đổ sụp các tòa nhà, song tác động lên một xã hội phụ thuộc nhiều vào công nghệ như Mỹ hoặc Nhật Bản sẽ là rất lớn.

Tình trạng mất điện có thể kéo dài nhiều tháng, làm tê liệt nguồn cung điện và đẩy các bệnh viện và các cơ sở vật chất trọng yếu rơi vào cảnh khốn đốn vì mất điện một thời gian dài. Các nhân viên cấp cứu không thể làm việc bình thường, và người dân rơi vào tình trạng thiếu lương thực và nước uống.

Trong khi đó, William Graham – Chủ tịch của một Ủy ban Quốc hội Mỹ giải thích trong một bài viết xuất bản trên trang mạng 38 độ bắc, cho hay:

“Ngay cả việc sử dụng một khí cầu thả trôi một đầu đạn và kích nổ ở độ cao 30 km có thể khiến toàn bộ hệ thống điện phía đông mất điện, chiếm 75% mạng điện nước Mỹ”.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định EMP không phải ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên, bởi họ quan tâm tới việc xây dựng một lực lượng tấn công hạt nhân nhằm ngăn chặn Mỹ. Và chuyên gia này cho rằng trở ngại lớn nhất khi Triều Tiên triển khai EMP là sự đáp trả mà nước này có thể phải hứng chịu, hậu quả cho Bình Nhưỡng có thể rất thê thảm./.

Lan Hạ

(Theo 9News.com.au)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.