Hé lộ về 'nọc độc của quỷ' giúp Triều Tiên phóng tên lửa

Triều Tiên vận hành tên lửa bằng nhiên liệu nguy hiểm mà Mỹ nghi ngờ do Trung Quốc hoặc Nga cung cấp. 

nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-giup-trieu-tien-phong-ten-lua

Người dân Triều Tiên xem bản tin về vụ phóng tên lửa ngày 15/9 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.

Các vệ tinh tình báo Mỹ cho thấy vụ phóng tên lửa qua Nhật Bản của Triều Tiên ngày 15/9 đã sử dụng nhiên liệu dimethyl hydrazine bất đối xứng (UDMH), hợp chất sử dụng trong các chất nổ có sức công phá lớn, theo NYTimes.

UDMH hiện được sản xuất chủ yếu bởi Trung Quốc, một vài quốc gia châu Âu và Nga, nước gọi nó là "nọc độc của quỷ" vì tính chất nguy hiểm của nó.

UDMH từng gây ra thảm họa tồi tệ nhất trong thời đại không gian vào năm 1960, khi nhiều công nhân Liên Xô và người dự khán chết trong cuộc thử nghiệm một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Moscow.

Nga gần đây khôi phục lại việc sản xuất nhiên liệu này, sau khi các nguồn cung cấp từ phương Tây bị cắt đứt sau khủng hoảng Ukraine.

Mỹ không còn sản xuất nhiên liệu này vì NASA đã cảnh báo về nguy cơ độc hại và gây nổ vào năm 1966. Hạm đội hạt nhân Mỹ chuyển sang sử dụng nhiên liệu rắn ổn định hơn, điều mà Triều Tiên đang cố gắng học theo. Nhưng giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể mất cả một thập kỷ mới có thể làm chủ công nghệ đó để phóng tên lửa liên lục địa.

nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-giup-trieu-tien-phong-ten-lua-1

Sự cố trong thử tên lửa của Liên Xô năm 1960 khiến nhiều người thiệt mạng. Ảnh: aerospaceweb. 

Nghi ngờ về xuất xứ

Các quan chức liên bang, nghị sĩ và các nhà khoa học Mỹ cho rằng Bình Nhưỡng có thể đã nhận được nhiên liệu, công thức bí mật và thiết bị sản xuất từ ​​Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Bắc Kinh sử dụng UDMH để phóng vệ tinh và đầu đạn hạt nhân. Nước này từ lâu đã xuất khẩu UDMH ra toàn cầu.

Trung Quốc luôn phản đối chương trình tên lửa của Triều Tiên và UDMH được đưa vào danh mục các nhiên liệu tên lửa bị kiểm soát xuất khẩu mà Bắc Kinh đặt ra trong 15 năm qua. Tuy nhiên, một báo cáo bí mật từ năm 2008 bị WikiLeaks tiết lộ cho thấy bằng chứng về việc thực thi lệnh kiểm soát chưa chặt chẽ.

Chính phủ Mỹ đang cố gắng xác định liệu Trung Quốc hay Nga có cung cấp UDMH cho Triều Tiên hay không và liệu họ có thể ngăn chặn Triều Tiên tiếp cận nhiên liệu này hay không. "Nếu Triều Tiên không có UDMH, họ không thể đe doạ Mỹ. Tình báo Mỹ phải trả lời được câu hỏi họ nhận nhiên liệu đó từ đâu, có thể là Trung Quốc. Liệu Triều Tiên có kho dự trữ không và quy mô của nó lớn đến mức nào", thượng nghị sĩ Edward J. Markey nói.

Nhưng có thể việc đó đã quá trễ. Các quan chức tình báo tin rằng chương trình vũ khí của Triều Tiên đã phát triển đến mức không còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài nữa.

"Dựa vào khả năng khoa học và công nghệ mà Triều Tiên đã thể hiện, cùng với ưu tiên mà Bình Nhưỡng dành cho chương trình tên lửa, Triều Tiên có khả năng sản xuất được UDMH trong nước", Timothy Barrett, người phát ngôn của giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia hoài nghi về điều này, vì việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu có tính độc hại cao này rất khó khăn. Những nước tiên tiến về mặt kỹ thuật hơn Triều Tiên từng gặp các vụ nổ tên lửa và nhà máy lớn liên quan đến nó.

Eckhart W. Schmidt, người từng viết sách về UDMH và đến thăm các nhà máy nhiên liệu trên toàn cầu, nhận định Triều Tiên có thể học được cách tự sản xuất "nếu nguồn cung từ Trung Quốc hoặc Nga bị cắt".

Van Diepen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng Triều Tiên có thể đã đạt được một số thành tựu trong việc sản xuất nhiên liệu, dù nó thi thoảng dẫn đến thảm kịch. "Tôi đoán rằng Triều Tiên không ngại chịu tai nạn", Van Diepen nói.

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.