Các mốc chính trong cuộc đời Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye

(Baonghean.vn) - Ngày 10/3, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên bố phế truất bà Park khỏi cương vị Tổng thống vì liên quan tới bê bối tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Bà Park Geun-hye trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên được bầu trong thời đại dân chủ bị buộc phải rời cương vị khi chưa kết thúc nhiệm kỳ.

Bà Park Geun-hye sinh ngày 2/2/1952 tại Daegu (Hàn Quốc). Bà là con đầu của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee và bà Yuk Young-soo. Dưới bà có 2 em là Park Ji-man và Park Seoyeong.

Bà Park chụp ảnh cùng cha mẹ và 2 em trong một bức ảnh gia đình.
Bà Park chụp ảnh cùng cha mẹ và 2 em trong một bức ảnh gia đình.

Ở tuổi 60, bà Park Geun-hye chưa có gia đình và không có con. Lớn lên, bà vào điện Cheongwadae khi cha bà trở thành tổng thống. Bà từng tốt nghiệp khoa cơ khí điện trường Đại học Sogang năm 1974 và Đại học Grenoble (Pháp).

Ở thời đó, chuyện học hành như bà là một thành tích đáng nể. Là con gái của cựu Tổng thống Park Chung-hee, bà Park Geun-hye đã có những bước tiến chính trị quan trọng và trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.

Bà Park thời còn trẻ.
Bà Park thời còn trẻ.

Năm 1974: Mẹ bà Park Geun-hye qua đời trong một vụ ám sát mà mục tiêu chính của kẻ sát nhân là cha bà, tổng thống Park Chung-hee. Sau khi mẹ mất, bà Park trở thành như một đệ nhất phu nhân bên cạnh cha.

Năm 1979: Tổng thống Park Chung-hee bị ám sát.

Năm 1998: Bà Park trở lại tham gia đời sống chính trị sau nhiều năm lánh mặt. Bà trở thành một nghị sỹ với cam kết sẽ đưa Hàn Quốc thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính của châu Á.

Năm 2004: Bà Park trở thành lãnh đạo của đảng Bảo thủ tại Hàn Quốc.

Bà Park Geun-hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên, ngày 25/2/2013.
Bà Park Geun-hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, ngày 25/2/2013.

Năm 2006: Một kẻ ám sát đã dùng dao chém sượt qua má bà Park trong một cuộc vận động tranh cử.

Năm 2012: Bà Park giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Bảo thủ và trở thành ứng cử viên tổng thống, sau đó đánh bại đối thủ là ứng cử viên tự do Moon Jae In.

Ngày 25/2/2013: Bà Park tuyên thệ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, cam kết mở ra một thời đại mới đầy hứa hẹn của đất nước.

Năm 2014, bà hứng chịu cú sốc lớn có thể coi là đầu tiên trên cương vị Tổng thống khi bị chỉ trích vì lơi là trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol làm hơn 300 người thiệt mạng.
Năm 2014, bà hứng chịu cú sốc lớn có thể coi là đầu tiên trên cương vị Tổng thống khi bị chỉ trích vì lơ là trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol.

Ngày 16/4/2014: Xảy ra vụ chìm phà Sewol làm 304 người thiệt mạng, hầu hết trong đó là học sinh. Trong vụ việc này công luận Hàn Quốc lên án Chính phủ của bà Park đã không có những phản ứng nhanh chóng, kịp thời.

Ngày 25/10/2016: Bà Park lần đầu tiên lên tiếng xin lỗi vì đã cho phép người bạn gái thân thiết Choi Soon-sil được tiếp cận nội dung những bản thảo bài phát biểu của bà trong những tháng đầu tiên cầm quyền.

Bà Choi Soon Sil trong vòng vây của các phóng viên khi đến văn phòng công tố – Ảnh: Reuters
Bà Choi Soon-sil trong vòng vây của các phóng viên khi đến văn phòng công tố. Ảnh: Reuters.

Ngày 31/10/2016: Các công tố viên bắt giữ bà Choi vì nghi ngờ bà này đã gây ra những ảnh hưởng không chính đáng với các vấn đề lớn của đất nước.

Ngày 4/11/2016: Bà Park lần thứ hai xuất hiện trên đài truyền hình để xin lỗi người dân, bà nói sẽ chịu trách nhiệm nếu đúng là bà có tội.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đã lên truyền hình cúi đầu xin lỗi người dân. Ảnh: Yonhap
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã lên truyền hình cúi đầu xin lỗi người dân. Ảnh: Yonhap.

Ngày 20/11/2016: Các công tố viên cáo buộc bà Choi các tội danh lạm dụng quyền lực và cố tình gian dối.

Ngày 29/11/2016: Trong lần xin lỗi thứ 3 trên truyền hình, bà Park yêu cầu Quốc hội sẽ quyết định việc bà sẽ phải rời bỏ quyền lực khi nào và theo cách nào.

Ngày 9/12/2016: Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu buộc tội bà Park. Bà tạm thời bị tước bỏ mọi quyền lực trong lúc chờ đợi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về sự buộc tội của Quốc hội với bà. Thủ tướng Hwang Kyo -ahn trở thành quyền Tổng thống Hàn Quốc trong thời gian này.

Ngày 1/1/2017: Bà Park tuyên bố bà không làm gì sai trái, cho rằng những cáo buộc đối với bà là “sự thêu dệt và giả dối”.

Ngày 17/2/2017: Lãnh đạo tập đoàn Samsung Jay Y. Lee bị bắt vì cáo buộc có liên quan trong bê bối liên quan tới Tổng thống Park.

Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Jay Y.Lee (giữa). Ảnh: Yonhap.

Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Jay Y.Lee (giữa). Ảnh: Yonhap.

Ngày 28/2/2017: Công tố viên đặc biệt buộc tội ông Lee và các lãnh đạo khác của tập đoàn Samsung vì tội hối lộ và biển thủ công quỹ.

Ngày 6/3/2017: Công tố viên đặc biệt tuyên bố bà Park đã cấu kết với bà Choi để nhận hối lộ của Tập đoàn Samsung, theo đó mở ra khả năng bà sẽ bị truy tố nếu chính thức bị Tòa án Hiến pháp phế truất khỏi cương vị Tổng thống.

Ngày 9/3/2017: Phiên tòa xử ông Lee bắt đầu với những cáo buộc tội hối lộ và biển thủ công quỹ. Ông này bị buộc tội đã cam kết sẽ “lại quả” cho bà Choi khoản tiền 43 tỷ won (37,24 triệu USD).

 Người biểu tình ở Hàn Quốc sau khi bà Park Heun-Hye bị phế truất. (Ảnh: AP)
Người biểu tình ở Hàn Quốc sau khi bà Park Heun-hye bị phế truất. Ảnh: AP.

Ngày 10/3/2017: Tòa án Hiến pháp bảo lưu quyết định của Quốc hội, buộc tội bà Park và ra phán quyết buộc bà phải rời cương vị./.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.