Tranh luận trên truyền hình ảnh hưởng như thế nào tới cử tri Mỹ

(Baonghean.vn) - Khoảng một nửa cử tri Mỹ sẽ dựa vào các cuộc tranh luận trên truyền hình để quyết định lựa chọn giữa ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử vào ngày 8/11 tới đây. Đây là kết quả cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos công bố hôm nay (26/9).

50% cử tri Mỹ lẽ lựa chọn bà Clinton hoặc ông Trump sau các cuộc tranh luận trên truyền hình. Ảnh: Reuters
50% cử tri Mỹ lẽ lựa chọn bà Clinton hoặc ông Trump sau các cuộc tranh luận trên truyền hình. Ảnh: Reuters

Cuộc tranh luận sẽ diễn ra vào tối ngày 26/9 (theo giờ địa phương, tức sáng ngày 27/9 theo giờ Việt Nam) ở Đại học Hofstra, ngoại ô thành phố New York.

Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 cuộc tranh luận giữa hai đối thủ và dự kiến sẽ thu hút hơn 100 triệu người theo dõi, vượt qua con số trong trận chung kết bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl năm 2015.

Khoảng 50% cử tri Mỹ cho rằng các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình sẽ giúp họ đưa ra quyết định ủng hộ bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump, trong đó có 10% cử tri hiện chưa nghiêng về bất cứ bên nào.

Trong khi đó, khoảng 39% nói rằng các cuộc tranh luận không có vai trò quyết định, còn 11% chưa rõ cuộc tranh luận có thể tác động đến quyết định của mình hay không.

Cử tri Mỹ hy vọng hai ứng cử viên sẽ có một cuộc tranh luận văn minh sau nhiều tháng tấn công, chỉ trích lẫn nhau trong các chiến dịch tranh cử. Trong khi ông Trump kêu gọi bắt giam bà Clinton vì sử dụng email cá nhân hồi còn làm ngoại trưởng Mỹ, thì bà Clinton cáo buộc ông Trump phân biệt chủng tộc và tính khí không phù hợp làm Tổng thống.

61% cử tri cho biết họ không hứng thú nếu bà Clinton và ông Trump tiếp tục tấn công nhau như vậy trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.

Một chỉ số nữa cho thấy cử tri Mỹ mong muốn một cuộc tranh luận rõ ràng và thẳng thắn, đó là 72% người được hỏi muốn người điều hành cuộc tranh luận có thể làm rõ khi hai ứng viên đưa ra những luận điểm không đúng thực tế.

“Cuộc tranh luận giúp những người theo dõi, trong đó có tôi nhận rõ những gì họ nói là thật và những gì không. Việc chỉ trích dẫn các số liệu và mọi người chấp nhận nó trong các chiến dịch tranh cử là quá đơn giản” - Harvey Leven, một cử tri 63 tuổi cho biết.

Bà Clinton hiện đang dẫn trước trong hầu hết các cuộc khảo sát và có lợi thế tại một số bang chủ chốt như Ohio và Bắc Carolina. Khảo sát mới nhất do Reuters/Ipsos tiến hành cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 4% điểm tương ứng.

Diệp Khanh

(Theo Reuters)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.