'Nga sử dụng căn cứ không quân của Iran có lợi cho cả 2 nước'

(Baonghean.vn)- Việc Nga sử dụng căn cứ không quân của Iran để oanh kích các mục tiêu khủng bố ở Syria sẽ tăng cường vai trò của cả 2 nước này ở Trung Đông, trong bối cảnh chính sách của Mỹ bộc lộ những sai lầm ở khu vực này.

Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga tại một căn cứ không quân ở Hamedan, Iran. Ảnh: AP
Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga tại một căn cứ không quân ở Hamedan, Iran. Ảnh: AP

Đây là nhận định của Tổng Biên tập tạp chí Các vấn đề Chiến lược Quốc gia, thành viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurtov.

Trả lời phỏng vấn của Tân Hoa xã ngày 18/8, chuyên gia này cho rằng, việc sử dụng căn cứ không quân của Iran sẽ giúp Nga giảm bớt chi phí của các chiến dịch quân sự tại Syria, do tiết kiệm được dầu hỏa và tránh nhu cầu tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom tầm cao trên không.

Ngoài ra, động thái này cho thấy mối quan hệ sâu sắc hơn giữa Moskva và Tehran. Ông Kurtov giải thích khi một nhà nước cho phép các lực lượng vũ trang của một nước khác sử dụng lãnh thổ của mình, dù chỉ là tạm thời, thì điều đó thể hiện mức độ tin cậy lớn hơn giữa 2 bên.

Bom được thả sau khi máy bay chiến đấu của Nga rời khỏi căn cứ Hamedan, Iran. Ảnh: AP
Bom được thả sau khi máy bay chiến đấu của Nga rời khỏi căn cứ Hamedan, Iran. Ảnh: AP

Bên cạnh đó, thỏa thuận này cũng làm tăng thêm sự can dự của Iran trong khu vực, bởi nó tạo ra một động lực để Tehran đóng vai trò tích cực hơn trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, bên cạnh động lực bắt nguồn từ việc được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, ông Kurtov cũng cho rằng hiện còn quá sớm để đồn đoán về đóng góp của mô hình hợp tác trong không kích giữa Moskva-Tehran trên đối với giải pháp chính trị tại điểm nóng Syria, bởi tính hiệu quả của các cuộc oanh kích từ Iran vẫn chưa được đánh giá.

Chuyên gia này nói thêm rằng có một “thành tố chính trị” đằng sau động thái chưa có tiền lệ trên. Theo ông Kurtov, đó là một minh chứng cho Washington thấy rằng nước này không phải là cường quốc duy nhất có thể tiến hành chiến dịch quân sự bằng việc sử dụng các căn cứ không quân ở những nước Trung Đông.

Cho tới nay, Mỹ không cảm thấy hài lòng với việc Nga sử dụng căn cứ không quân của Iran, song nước này vẫn chưa đưa  ra hành động gì cụ thể.

Lan Hạ

(Theo Xinhua)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.