ASEAN cần đoàn kết sau khi PCA đưa ra phán quyết vụ kiện Biển Đông

(Baonghean.vn)- Ngày 21/7, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 49 sẽ được tổ chức tại Lào. Hội nghị lần này diễn ra sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc vào ngày 12/7. Như vậy, ASEAN sẽ nói gì?

Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với các nhà lãnh đạo đến từ 10 nước ASEAN trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại California ngày 15/2/2016. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với các nhà lãnh đạo đến từ 10 nước ASEAN trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại California ngày 15/2/2016. Ảnh: Reuters.

Theo trang mạng Thediplomat.com, đối với chính phủ của Tổng thống Philippines mãn nhiệm Bennigo Aquino III, ngày PCA đưa ra phán quyết này là muộn. Tuy nhiên, đối với tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, phán quyết của PCA sẽ mang đến thử thách đối ngoại nan giải và buộc ông phải bộc lộ rõ chính sách đối ngoại của quốc gia Đông Nam Á này.

Thediplomat.com nhấn mạnh, AMM lần thứ 49 sẽ tạo áp lực cho các quốc gia ASEAN có quan điểm không đồng thuận về vấn đề Biển Đông trước sức ép của Trung Quốc. Chính phủ của ông Duterte không những phải lo đối phó với sự chỉ trích của Trung Quốc mà còn cần phải đảm bảo rằng ASEAN cùng nhau đoàn kết.

Trang này cho rằng, mặc dù các thành viên có quan điểm khác nhau về vấn đề Biển Đông, nhưng ASEAN cần phải đoàn kết sau khi PCA đưa ra phán quyết để duy trì vai trò trung tâm trong việc thực thi luật pháp quốc tế.

Theo báo này, các chuyên gia phân tích cho rằng ASEAN có thể lựa chọn phản ứng nhẹ nhàng, không quá bận tâm với phán quyết của PCA vì tân Tổng thống Duterte đã bóng gió cho rằng Biển Đông có thể chỉ là một vấn đề nhỏ trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Philippines, không giống như chính quyền Aquino trước kia. Ngoại trưởng Philippines Pefecto Yasay khuyến cáo, Philippines nên mở đối thoại song phương về vấn đề Biển Đông với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ASEAN có thể ra thông cáo ủng hộ mạnh mẽ đối với phán quyết hợp pháp của PCA, đồng thời nhắc lại những ngôn từ cứng rắn về Biển Đông được nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, California (Mỹ) từ 15-16/2 vừa qua./.

Lan Hạ

(Theo The Diplomat)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.