Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar

(Baonghean.vn) - Ngày 17/5, Bộ Tài chính Mỹ thông báo Chính quyền Mỹ quyết định nới lỏng một số lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhằm ủng hộ tiến trình cải cách chính trị và phát triển kinh tế của nước này.
Trong thông cáo của mình, Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ quyết định của Washington gồm nới lỏng những hạn chế đối với các thể chế tài chính của Myanmar, xóa bỏ 7 công ty quốc doanh và 3 ngân hàng quốc doanh khỏi danh sách trừng phạt, đồng thời điều chỉnh một số quy định, tạo điều kiện cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa qua hải cảng và sân bay. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu trước các thành viên của Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Yangon tháng 11/2014. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu trước các thành viên của Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Yangon tháng 11/2014. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, một số biện pháp trừng phạt khác vẫn tiếp tục được duy trì đối với Myanmar do quốc gia này có quan hệ thương mại quân sự với Triều Tiên cũng như ngăn cản sự lạm dụng nhân quyền tại đây.
Tuyên bố nới lỏng trừng phạt trên được đưa ra vài ngày trước chuyến thăm Myanmar của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào ngày 22/5 tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Myanmar của ông Kerry kể từ khi Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi nắm quyền điều hành đất nước sau cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái. 
Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ đánh giá cuộc bầu cử Tổng thống Myanmar của chính quyền dân cử tháng 11 năm ngoái là điều kiện quan trọng để nước này được nới lỏng trừng phạt. Ảnh: AFP.
Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ đánh giá cuộc bầu cử Tổng thống Myanmar của chính quyền dân cử tháng 11 năm ngoái là điều kiện quan trọng để nước này được nới lỏng trừng phạt. Ảnh: AFP.
Gần nửa thế kỷ qua, Mỹ và các quốc gia đồng minh đã áp đặt một loạt biện pháp chế tài cứng rắn đối với Myanmar. Tuy nhiên, kể từ khi các lãnh đạo quân đội tiến hành quá trình cải cách, nhằm chuyển giao sang chính quyền dân sự vào năm 2011, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã có những động thái tích cực nhằm cải thiện quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này, trong đó có việc nới lỏng các lệnh trừng phạt và bổ nhiệm Đại sứ Mỹ tại đây. 
Hồi tháng 12/2015, Chính phủ Mỹ đã tạm thời nới lỏng các hạn chế thương mại đối với Myanmar, theo đó cho phép tất cả hàng hóa đi qua các cảng biển và cảng hàng không của nước này trong vòng 6 tháng, kể cả những cảng và sân bay nằm dưới sự kiểm soát của các thực thể trong danh sách trừng phạt của Mỹ./.
Lan Hạ
(Theo AP, Channel NewsAsia)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.