Trang mới trong lịch sử Myanmar

(Baonghean) - Đất nước Myanmar vừa trải qua thời khắc lịch sử khi có vị Tổng thống dân sự đầu tiên sau hơn 50 năm: ông Htin Kyaw. Giành được 360 phiếu ủng hộ/652 phiếu của Quốc hội, chiến thắng của ông Htin Kyaw là không nằm ngoài dự đoán. Điều người dân chờ đợi hiện giờ là ông Htin Kyaw cùng Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) sẽ dẫn dắt Myanmar trên con đường dân chủ như thế nào sau chặng đường ban đầu khá thuận lợi. 
Sự lựa chọn hợp lòng dân
Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, ông Htin Kyaw đã tuyên bố “Đây là sự yêu thương của người dân. Đây là chiến thắng của nhân dân đất nước này.” Quả thật, trước thời điểm công bố kết quả, tại các quán cà phê, các quán ăn, công sở, rất nhiều người dân không rời màn hình, và họ đã òa khóc ngay khi biết được đất nước Myanmar sẽ có một vị Tổng thống dân sự. 
1
Tân tổng thống của Myanmar Htin Kyaw. Ảnh: Reuters
Những lời chúc mừng sau đó tràn ngập trên các mạng xã hội của Myanmar như “Chào mừng ngài Tổng thống”, hay “Chúng tôi yêu Tổng thống Htin Kyaw”. Người dân Myanmar hiểu rằng đây là một sự đổi thay lịch sử sau 54 năm đất nước nằm dưới sự điều hành của chính quyền quân sự, và họ hy vọng sự đổi thay ấy sẽ tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ cho chính cuộc sống của mình. 
Ông Htin Kyaw năm nay 69 tuổi, là một trợ lý thân cận và cũng là bạn thân lâu năm của bà Aung Sang Su Kyi - Chủ tịch Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ. Ông có bằng Thạc sỹ kinh tế của Trường Đại học Yangon năm 1962, từng có thời gian làm việc tại các Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Bộ Ngoại giao.
Ông cũng được cho là người nắm bắt nhiều kiến thức quản lý của phương Tây khi từng theo học Đại học Oxford. Gia đình ông Htin Kyaw cũng được người dân đánh giá cao khi bố vợ ông - U Lwin là một trong những thành viên sáng lập của NLD và giữ chức thư ký của đảng này. Vợ ông là bà Su Su Lwin hiện cũng là một nhà lập pháp của NLD ở Hạ viện.
2
Ông Htin Kyaw có mối quan hệ thân thiết với bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP
Người dân Myanmar hy vọng, với kiến thức vững vàng, kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nền tảng gia đình vững chắc, cộng với phong cách trầm tĩnh, mềm mỏng, ông Htin Kyaw có thể dẫn dắt một đất nước Myanmar dân chủ tiến nhanh về phía trước. 
Những vấn đề mà người dân Myanmar, đất nước Myanmar đặt ra cho ông rất cụ thể: mang lại hòa bình cho các khu vực còn xảy ra xung đột sắc tộc, hàn gắn quốc gia và cải thiện cuộc sống của người dân: “Chúng tôi không muốn nhìn thấy đất nước mình trở thành một trong những đất nước nghèo nhất thế giới. Chúng tôi muốn thay đổi tình cảnh hiện tại”. 
Những nhiệm vụ đầy gai góc
Với việc bầu ông Htin Kyaw làm Tổng thống, hệ thống chính trị mới của Myanmar đã cơ bản hoàn thiện với Đảng NLD nắm quyền điều hành chính phủ, các vị trí Tổng thống, Phó Tổng thống, Bộ trưởng đã hoàn tất. Tổng thống U Thein Sein sẽ mãn nhiệm ngày 31/3 tới, và tân Tổng thống Htin Kyaw sẽ nắm quyền điều hành đất nước từ ngày 1/4.
Với hệ thống chính trị này, ông Htin Kyaw cam kết sẽ xây dựng một bộ máy công quyền thực sự phục vụ lợi ích của nhân dân, đưa Myanmar thoát khỏi vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất của châu Á. Bên cạnh đó, ông Htin Kyaw sẽ phải đối mặt với những vấn đề mà chính quyền của ông Thein Sein để lại: Giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, thu phục các nhóm ly khai ở biên giới. 
3
Người dân Myanmar hồi hộp chờ đợi kết quả kiểm phiếu. Ảnh: AP
Những công việc đang chờ đợi ông Htin Kyaw thực sự gai góc, nhất là khi chính quyền dân sự mới ở Myanmar vẫn chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của giới quân sự. Thậm chí, nhiều nhà phân tích còn cho rằng việc ông Htin Kyaw giải quyết mối quan hệ với các lực lượng quân đội sẽ là nhân tố quyết định tương lai của Myanmar.
Lực lượng này vẫn nắm 1/4 số ghế (tương đương 166 ghế, thêm 41 ghế do Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển được quân đội hậu thuẫn nắm giữ) tại quốc hội trong khi Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar - ông Min Aung Hlaing - có quyền chỉ định và kiểm soát trực tiếp các bộ trưởng Bộ Nội vụ, Quốc phòng và An ninh biên giới.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn quốc phòng có quan hệ gần gũi với chính quyền ông Thein Sein vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Myanmar. Bởi vậy, mỗi quyết định, chính sách của chính quyền mới dự kiến sẽ phải trải qua sự đấu tranh gay gắt ngay từ bên trong nghị trường. 
Bên cạnh các vấn đề đối nội, việc lựa chọn đường đi cho Myanmar trong mối quan hệ đan xen giữa các cường quốc cũng là một bài toán không đơn giản cho ông Htin Kyaw. Ai cũng hiểu những quyết định của ông Htin Kyaw chịu ảnh hưởng rất lớn của bà Suu Kyi, và bà Suu Kyi đã nhiều lần thể hiện quan điểm về việc duy trì sự cân bằng giữa Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi mà sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia này trong khu vực ngày một lớn dần - cả về kinh tế, chính trị và quân sự, để duy trì được sự cân bằng này đòi hỏi một đường lối đối ngoại hết sức khôn khéo.
Có thể nói, quá trình cải cách và chuyển giao quyền lực thông qua bầu cử ở Myanmar đã diễn ra khá suôn sẻ. Người dân Myanmar mong đợi sự suôn sẻ đó sẽ được duy trì trong chặng đường dài phía trước, giúp Myanmar ổn định chính trị, từ đó tập trung phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển trong khu vực. 
Thúy Ngọc

tin mới

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.