Vũ khí siêu vượt âm Nga - Mỹ: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Các chuyên gia quân sự cho rằng Washington và Moscow đang tỏ ra ngang tài ngang sức trên phương diện phát triển vũ khí siêu vượt âm.

Vũ khí siêu vượt âm là những loại tên lửa, khí cụ bay có vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5, tương đương 1700 m/s) trở lên, được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng trước khi hệ thống phòng thủ của đối phương kịp phản ứng.

Với khả năng có thể tạo ra một cuộc cách mạng vũ khí, làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự trên thế giới, vũ khí siêu vượt âm đang được tất cả cường quốc quân sự, trong đó có Nga và Mỹ, tập trung ưu tiên phát triển nhằm tạo lợi thế trước đối thủ, theo Sputnik.

vu-khi-sieu-vuot-am-nga-my-ke-tam-lang-nguoi-nua-can

Mô hình tên lửa X-51A của Mỹ. Ảnh: Military

Theo các chuyên gia quân sự quốc tế, Mỹ đang chiếm ưu thế trước Nga về số lượng các dự án phát triển vũ khí siêu vượt âm. Theo một báo cáo từ Vụ Khảo cứu Quốc hội, Lầu Năm Góc đã chi hàng trăm triệu USD cho các dự án vũ khí siêu vượt âm, dù chi tiết về chúng chưa được tiết lộ.

Dự án vũ khí siêu vượt âm hiệu quả nhất của Mỹ đến nay được cho là tên lửa X-51A. Trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 5/2013 trên Thái Bình Dương, tên lửa X-51A được phóng đi từ máy bay B-52H ở độ cao 15.240 m đến mục tiêu cách đó 426 km. Ban đầu tên lửa có tốc độ Mach 4,8 (1.633m/s), sau đó đạt tới tốc độ siêu vượt âm Mach 5,1 (1.735m/s). 

Đây là quãng đường dài nhất mà tên lửa X-51A từng thực hiện trong số các lần thử nghiệm. Không quân Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm đã hoàn toàn thành công.

Bên cạnh đó, dự án Advanced Hypersonic Weapon (AHW) là hệ thống vũ khí tấn công phủ đầu của Mỹ thuộc chương trình "Đòn tấn công nhanh toàn cầu", có thể oanh kích vào bất cứ mục tiêu nào trên thế giới chỉ trong vòng 60 phút với bán kính lệch mục tiêu chỉ 10 m, cũng đang được Lầu Năm Góc tích cực triển khai.

AHW được thử nghiệm thành công lần đầu vào ngày 17/11/2011 Thái Bình Dương khi tên lửa có thể vượt qua quãng đường 3.700 km trong thời gian 30 phút trước khi đánh trúng mục tiêu. Lần thứ hai Mỹ thử nghiệm AHW vào tháng 8/2014 tại bãi thử ở Alaska, tuy nhiên vũ khí này phát nổ ở giây thứ 4 sau khi rời bệ phóng.

Ngoài ra không quân Mỹ cũng đang đẩy mạnh dự án khí cụ bay siêu vượt âm Falcon HTV 2 với vận tốc cực đại Mach 20 (gấp 20 lần vận tốc âm thanh, tương đương 6.800 m/s).

Trong đợt thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010, tên lửa Falcon HTV-2 được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California, thực hiện chuyến bay dài 7.600 km trong vòng 30 phút và rơi xuống khu vực Kwajalein Atoll, đạt vận tốc xấp xỉ Mach 13 (4.300 m/s).

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang lên kế hoạch phát triển loại máy bay trinh sát không người lái thế hệ mới SR-72 có thể đạt tới vận tốc Mach 6. Mẫu thử đầu tiên của SR-72 có thể tiến hành thử nghiệm vào năm 2018 và đưa vào phục vụ vào năm 2020.

vu-khi-sieu-vuot-am-nga-my-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-1

Một cuộc diễn tập phóng tên lửa của Nga. Ảnh minh họa: Sputnik

Lợi thế về truyền thống và chất lượng của Nga

Trong khi Mỹ chiếm ưu thế về số lượng và chủng loại, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng Moscow cũng có lợi thế lớn về truyền thống và chất lượng của các loại vũ khí này. Theo đó, ngay từ những năm 1970, các nhà khoa học Liên Xô đã nỗ lực phát triển rất nhiều loại tên lửa siêu thanh có tốc độ xấp sỉ mức siêu vượt âm như tên lửa X-80 Meteorit (Kh-80 hoặc AS-X-19, NATO gọi là SS-N-24 Scorpion) có tốc độ lên đến Mach 2,5 (850 m/s).

Cùng thời điểm đó, Cục Thiết kế Chế tạo máy Raduga phát triển thành công tên lửa siêu thanh X-90 GELA (Kh-90) có tốc độ Mach 3 (1.020 m/s). Năm 1991, Liên Xô cũng thử thành công tên lửa Kholod có tốc độ Mach 5 (1.700m/s), tuy nhiên dự án này bị hủy bỏ sau khi Liên Xô tan rã.

Dựa trên các thành quả trong quá khứ, ngày 17/3/2016, quân đội Nga thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon có tốc độ gấp 6 lần vận tốc âm thanh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn của Nga trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm với đối thủ trực tiếp là Mỹ.

Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov, công thức nhiên liệu đặc biệt khiến Zircon có thể bay với vận tốc hơn 6.125 km/h, khiến nó gần như không thể bị đánh chặn.

Tầm bắn của Zircon ít nhất đạt khoảng cách 400 km, và có thể lên tới 1.000 km. Với tầm bắn như vậy, Zircon sẽ không cho phép tàu chiến đối phương chạy thoát, khắc phục vấn đề thường gặp của tên lửa hành trình chống hạm thông thường.

Bên cạnh đó, Moscow đang phát triển một loại đầu đạn siêu vượt âm thuộc dự án 4202 bí mật, để trang bị cho hệ thống tên lửa đạn đạo mới RS-28 với biệt danh Sarmat, dự kiến tiến hành các đợt thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 2016.

"Mặc dù có số lượng ít hơn nhưng hệ thống vũ khí siêu vượt âm của Nga được đánh giá là ổn định và có xác suất thành công cao hơn các hệ thống cùng loại của Mỹ", một chuyên gia quân sự Nga nhận định.

Theo VNE

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.