Khủng bố 13/11: khơi mào cuộc chiến vô hình

(Baonghean) - Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố nước Pháp "đang trong chiến tranh" và thề sẽ tiếp tục tấn công tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) sau các vụ khủng bố ở Pari hôm 13-11. Một cuộc chiến tranh kiểu mới, chiến tranh vô hình đang lan đến châu Âu. 
Pháp chính thức tuyên chiến với IS sau vụ tấn công liên hoàn ở Paris đêm 13/11 (rạng sáng 14/11 giờ Việt Nam). Tổng thống Pháp Francois Hollande đã sử dụng từ “chiến tranh” để nói về tình trạng nước Pháp - cho thấy mức độ nghiêm trọng của những gì đang diễn ra.
Phát biểu trước Quốc hội Pháp, ông còn kêu gọi sửa đổi Hiến pháp theo hướng cho phép tăng các hoạt động quân sự chống IS bao gồm việc tăng ngân sách quốc phòng và an ninh. Ông cũng đề xuất tước quốc tịch Pháp đối với những công dân bị cáo buộc tội khủng bố, cấm nhập cảnh nếu bị xác định "có nguy cơ khủng bố". 
123
Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố nước Pháp "đang trong chiến tranh" ngày 16/11/2015 ( Ảnh AP).
Những tuyên bố của nhà lãnh đạo cao nhất, những mối đe dọa thực tế có thể xảy đến buộc Pháp phải triển khai đồng thời 2 cuộc chiến: một ở bên trong lãnh thổ và một ở bên ngoài. Trong nước, chính phủ Pháp tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp trong 3 tháng. 
Điều này sẽ cho phép lực lượng an ninh triển khai các chiến dịch đột kích khủng bố trên toàn quốc. Đây được cho là biện pháp cần thiết để sẵn sàng đối phó, thậm chí chủ động truy quét và đẩy lùi những âm mưu khủng bố của các phần tử cực đoan hiện diện tại Pháp và châu Âu. 
Theo ước tính của tình báo phương Tây, Pháp là quốc gia có nhiều công dân gia nhập các nhóm khủng bố Hồi giáo nhất, hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu. 
Còn đối với bên ngoài, có lẽ chưa bao giờ nước Pháp lại thể hiện quyết tâm cao trong cuộc chiến nhằm tiêu diệt IS như lúc này. Ngay sau vụ khủng bố ở Paris, hành động trả đũa đầu tiên của Pháp là các cuộc không kích dội bom vào thành trì của IS ở Raqqa, Syria. 
An ninh tại Pháp thực sự báo động, đặc biệt qua vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris ngày 13.11 vừa qua - Ảnh: AFP
An ninh tại Pháp thực sự báo động, đặc biệt qua vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris ngày 13.11 vừa qua - Ảnh: AFP
Dự kiến, ngày 19/11, tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của nước này sẽ tới Syria tham chiến, mang theo quyết tâm xóa sổ hoàn toàn IS. Quyết tâm của Pháp dự báo những hành động quân sự trong cuộc chiến chống IS thời gian sắp tới với quy mô và mức độ lớn hơn. 
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định dù là cuộc chiến bên trong hay bên ngoài lãnh thổ, đều mang đến những thách thức và những rủi ro cho  nước Pháp. Trong nước, những biện pháp cứng rắn có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền công dân, quyền tự do cá nhân và các giá trị khác. 
567
Nước Pháp đối mặt với cuộc chiến mới. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, cuộc chiến với khủng bố mà nước Pháp và phương Tây đang đối mặt là một cuộc chiến vô hình, không chiến tuyến. Chủ nghĩa khủng bố là "bóng ma" khó nhận diện, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào. Nhiều vụ tấn công từng xảy ra Pháp là những bằng chứng không thể chối cãi: cuộc xả súng bất ngờ vào tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi tháng 1; các hành động nhỏ lẻ hơn ở Lyon, Marseille và một số địa phương vào giữa năm; và vừa qua là cuộc tấn công liên hoàn tại nhiều điểm ở Paris... 
Nghiêm trọng hơn, không ít người lo ngại nước Pháp sẽ lại sa lầy vào một cuộc chiến không lối thoát giống như những gì Mỹ trải qua sau vụ khủng bố 11/9/2001. Thế nhưng, từ quan điểm của nước Pháp, họ cần phải làm điều gì đó sau những thảm kịch kinh hoàng vừa qua và một cuộc chiến dường như không thể tránh khỏi. 
Giới phân tích cho rằng, những gì đang diễn ra tại Pháp có thể sẽ là kịch bản với nhiều nước châu Âu khác đang đối mặt với thách thức tương tự là chủ nghĩa khủng bố. Vì thế, thời gian tới, có lẽ không chỉ Pháp mà cả các nước ở Lục địa già sẽ phải điều chỉnh hàng loạt chính sách đối nội và đối ngoại, an ninh và xã hội, quân sự và quốc phòng, hợp tác và liên minh quốc tế. Tất cả đều phải chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến tranh đầy cam go, phức tạp và chưa biết bao giờ kết thúc./.
Thanh Huyền

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.