Tổng thống Pháp muốn thay đổi Hiến pháp của nền Cộng hoà V

(Baonghean.vn) – Vào lúc 16h ngày 16/11 tức (22h theo giờ Việt Nam), Tổng thống Pháp Francois Hollande có bài phát biểu trước Quốc hội tại Điện Versailles. Ông nhấn mạnh một số nội dung quan trọng, liên quan đến các thay đổi lớn về chính trị của Pháp.

Tổng thống Pháp triệu tập cuộc họp đột xuất với Quốc hội hôm 16/11. Ảnh: Le Monde
Tổng thống Pháp triệu tập cuộc họp đột xuất với Quốc hội hôm 16/11. Ảnh: Le Monde

Kéo dài tình trạng khẩn cấp

Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực từ lúc 0h ngày 14/11 có thể sẽ được kéo dài hơn 12 ngày. Ngày 16/11, trong bài phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Hollande trình bày mong muốn đưa ra một dự thảo cho Hội đồng các Bộ trưởng để nâng hiệu lực của tình trạng khẩn cấp lên “3 tháng”.

Tháp Eiffel
Tháp Eiffel "để tang" cho Paris. Pháp được đặt trong tình trạng khẩn cấp kéo dài. Ảnh: Le Monde

Sửa đổi Hiến pháp

Tổng thống Hollande mạnh dạn đề xuất sửa đổi Hiến pháp của nền Cộng hoà. Cụ thể là Điều 36 và Điều 16 liên quan đến thiết lập tình trạng khẩn cấp trong trường hợp đất nước đối mặt với một mối đe doạ lớn, khởi nghĩa vũ trang hoặc tấn công từ nước ngoài.

Theo Hiến pháp hiện hành quy định, trong trường hợp khẩn cấp, quyền hạn pháp lý của lực lượng quân sự có thể được mở rộng trong khoảng thời gian tối đa là 12 ngày mà không cần thông qua Nghị viện. 

Còn khi đất nước chuyển sang tình trạng chiến tranh, Tổng thống của nền Cộng hoà sẽ có toàn quyền điều khiển quân đội và tiến hành các chiến dịch quân sự ở nước ngoài sau khi thông báo cho Nghị viện (không cần thông qua bỏ phiếu). Chỉ khi những hoạt động quân sự ngoài lãnh thổ Pháp kéo dài quá 4 tháng mới cần được Nghị viện thông qua của Nghị viện.

Ông Hollande cho rằng những điều luật trên không còn tương thích với “các mối đe dọa khủng bố mà Pháp đối mặt từ năm 2015”. Việc chuyển một phần quyền hạn từ nhà nước dân sự cho lực lượng quân sự theo ông có thể được bỏ qua để chuyển trực tiếp sang tình trạng khẩn cấp tối đa.

Tuy nhiên, trong cuộc tranh luận sau bài phát biểu của Tổng thống Hollande, phe đối lập cho biết họ sẽ phản đối việc sửa đổi Hiến pháp. 

Một số người đặt ra câu hỏi nếu Hiến pháp thực sự được thay đổi, liệu chúng ta có đang sắp sửa chứng kiến sự khai sinh của nền Cộng hoà VI của Pháp?

Điều chỉnh chính sách an ninh và quân sự

Sau chiến dịch không kích ác liệt hôm 15/11 vào thành trì của Daech tại Raqqa, Tổng thống Pháp tuyên bố sẽ tiếp tục không kích trong vài tuần tới với tần suất liên tục và mức độ tăng tiến. Tàu sân bay Charles de Gaulle được điều đến Đông Địa Trung Hải nhằm “tăng gấp 3 lần hiệu quả các chiến dịch”.

Đối với chính sách an ninh quốc nội, ông muốn “tăng cường năng lực của tư pháp và an ninh”. Các lực lượng được huy động trong cuộc chiến chống khủng bố “sẽ sử dụng tất cả các phương tiện công nghệ mới”.

Pháp sẽ bổ sung nhân lực trong lĩnh vực an ninh và tư pháp. Ảnh: Le Monde
Pháp sẽ bổ sung nhân lực trong lĩnh vực an ninh và tư pháp. Ảnh: Reuters

Tổng số nhân lực làm việc trong lĩnh vực an ninh sẽ được nâng lên đến 10.000 trong vòng 5 năm tới. Trong đó, sẽ bổ sung 5.000 cảnh sát và hiến binh, 2.500 nhân viên trong ngành tư pháp. Biên chế quân đội sẽ không tin giản trước năm 2019.

Pháp cũng sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn đối với công dân Pháp tham gia thánh chiến, ví dụ như: tăng cường giám sát các đối tượng trở về từ Syria và Iraq (bao gồm quản lý, quản thúc tại gia, cải huấn), tước bỏ quốc tịch Pháp và cấm đặt lên lên lãnh thổ Pháp.

Kêu gọi châu Âu và Hội đồng Bảo an ra quyết định 

Tổng thống Hollande kêu gọi châu Âu thiết lập lại quyền kiểm soát biên giới trong bối cảnh “biên giới không còn là những bức tường hay những hàng rào dây thép gai như đã từng được biết”. 

Liên quan đến tình trạng chiến tranh của nước Pháp chống lại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến, Tổng thống Hollande yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kết nối với các đồng nhiệm châu Âu tại cuộc họp sẽ diễn ra ngày 17/11. 

Được biết, điều 42-7 của Hiệp ước Liên minh quy định khi một quốc gia thành viên bị tấn công trên lãnh thổ của mình, các nước trong khối phải cung cấp các biện pháp hỗ trợ, trong khuôn khổ không ảnh hưởng đến đường lối riêng về quốc phòng và an ninh quốc gia. 

Tổng thống Hollande cũng “yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đáp ứng thông qua một nghị quyết chung càng sớm càng tốt” nhằm thể hiện rõ ý chí chung trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông Hollande cho biết sẽ sớm gặp Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin – 2 quốc gia dẫn đầu trong việc không kích tại Syria để thảo luận việc hình thành “một liên minh lớn và thống nhất” chống IS.

Chu Thanh - Thục Anh

(Theo Le Monde)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.