Sau bão, rau xanh tăng giá mạnh

(Baonghean.vn) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, ngày 18/7, tại nhiều chợ trên địa bàn thành phố Vinh giá các loại thực phẩm, rau xanh có xu hướng tăng, lượng hàng khan hiếm.

Sau bão rau xanh và thực phẩm đông khách
Sau bão rau xanh và thực phẩm tăng giá. Ảnh: Phương Thúy

Theo ghi nhận tại các chợ trên địa bàn thành phố Vinh như: Chợ Hưng Dũng, chợ Quán Lau, chợ Quang Trung… giá mặt hàng các loại rau củ tăng 10 - 15% so với ngày thường. Bởi ảnh hưởng của mưa bão nên các vùng trồng rau của thành phố Vinh nói riêng, toàn tỉnh nói chung đều bị thiệt hại nặng nề. Nguồn cung mặt hàng này giảm hẳn bởi vậy, giá các loại rau đều tăng đáng kể, mỗi loại tăng từ 2.000 - 5.000 đồng. Cụ thể như rau muống có giá 6.000 đồng/bó; rau cải xanh: 8.000 đồng/bó; bí xanh: 15.000 đồng/kg; bắp cải 14.000 đồng/kg; cà chua: 30.000 đồng/kg…

Chị Hà, tiểu thương chợ Quang Trung cho biết, sáng nay hầu hết các loại rau xanh đều tăng giá, do bị ngập lụt nên nhiều loại rau không có để bán. “Sau bão nên nguồn hàng khan hiếm, chúng tôi phải huy động hết tất cả các đầu mối để có rau củ bán ra thị trường. Mới sáng ra đã bán gần hết rồi, bó rau cải 8.000 đồng mà vẫn không còn mà bán”.

Không chỉ rau xanh tăng giá mà các loại thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gà, thịt bò... cũng trong tình trạng tương tự. Thịt lợn nạc thăn có giá 100.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 90.000 đồng/kg (tăng trung bình 20.000 đồng/kg). Ngoài thịt lợn, một số mặt hàng gia cầm tại các chợ truyền thống cũng tăng giá từ 5.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán mặt hàng thủy, hải sản vẫn giữ nguyên như cá rô phi 40.000 đồng/kg; cá diêu hồng 60.000 đồng/kg; cá quả 120.000 đồng/kg…

Chị Lân, tiểu  thương ở chợ Hưng Dũng cho biết: “Hầu hết giá cả các loại thực phẩm đều tăng do ảnh hưởng từ cơn bão số 2. Vì vậy, chúng tôi phải nhập giá cao hơn so với ngày thường nhưng vẫn không đủ bán”.

Giá các loại hải sản
Các loại hải sản giữ nguyên giá. Ảnh: Phương Thúy


Tuy các mặt hàng thực phẩm hầu hết đều tăng giá nhưng sức mua vẫn không hề giảm./.

Phương Thúy

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.