Điện lực Đô Lương tập trung khắc phục 250 cột điện gãy đổ sau bão số 2

(Baonghean.vn) - Cơn bão số 2 đổ bộ vào Nghệ An gây nhiều thiệt hại cho người dân. Trong đó, nguồn điện sinh hoạt của bà con huyện Đô Lương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Sau bão số 2, toàn bộ hệ thống điện ở Đô Lương hầu như bị tê liệt. Ngay sau đó, các nguồn điện đều được ngắt kết nối để đảm bảo an toàn về người cho nhân dân.

Ngành Điện lực Đô Lương. Ảnh: Thúy Hằng
Sau bão số 2, toàn bộ hệ thống điện ở Đô Lương hầu như bị tê liệt. Ảnh: Thúy Hằng

Tại thị trấn Đô Lương, sau bão, 2 cây cột điện bị gãy đổ, ngành Điện lực đã huy động nhân viên phối hợp với công an, bộ đội để tập trung khắc phục sự cố. Chỉ sau 6 tiếng đồng hồ, một nửa số hộ dân trên địa bàn thị trấn đã có điện để tiếp tục sinh hoạt. 

Ông Lê Đình Nga ở khối 4, thị trấn Đô Lương chia sẻ: "Tôi nghĩ là phải sau vài ngày mới có điện, tuy nhiên, điện lực Đô Lương rất cố gắng để khắc phục. Mới sau nửa ngày đã có điện trở lại, chúng tôi rất vui mừng".

Ngành Điện lực Đô Lương. Ảnh: Thúy Hằng
Sau cơn bão, 50% sự cố điện trên địa bàn huyện Đô Lương đã được khắc phục. Ảnh: Thúy Hằng

Theo thống kê nhanh của Điện lực Đô Lương, cơn bão số 2 đã làm hư hỏng và gãy đổ 1 cột điện cao thế, 250 cột hạ thế, 1 máy biến áp ở xã Hiến Sơn. Các xã bị hư hỏng nặng gồm Trung Sơn, Mỹ Sơn, thị trấn Đô Lương... Ước tính thiệt hại lên tới gần 1 tỷ đồng. 

Anh Nguyễn Sỹ Thông - Phó giám đốc Điện lực Đô Lương cho biết: “Để kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, chúng tôi đã huy động 100% cán bộ, nhân viên, đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng để nhanh chóng khắc phục sự cố".

Ngành Điện lực Đô Lương. Ảnh: Thúy Hằng
Thay thế cột điện cao thế ở xã Trung Sơn (Đô Lương) bị cơn bão số 2 quật gãy đổ.  Ảnh: Thúy Hằng

Sau 5 giờ chiều ngày 17/7/2017,  50% sự cố điện trên địa bàn huyện đã được khắc phục và xử lý. Chỉ còn một số tuyến điện xa trung tâm, khó khăn trong việc điều động lực lượng vẫn đang trong tình trạng sửa chữa. Điện lực Đô Lương vẫn đang tiếp tục khẩn trương sửa chữa, khôi phục cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất./.

Thúy Hằng

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.