Độc đáo nghề kéo rùng bắt cá trên biển

(Baonghean.vn) - Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng hàng ngày, ngư dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) lại tranh thủ xuống biển để kéo rùng bắt cá. Công việc này đòi hỏi phải nhiều người cùng tham gia.

Khi ánh bình minh mới bắt đầu nhô lên cũng là lúc người dân tập trung xuống bãi biển để chuẩn bị cho nghề kéo rùng bắt cá. Mỗi người một việc, người thì chuẩn bị ngư cụ, người đẩy thuyền ra biển để giăng lưới, còn lại ở trên bờ để cùng nhau kéo rùng.

Là người có mặt sớm nhất để chuẩn bị công việc, ông Lê Hồng Cầu ở xã Quỳnh Lương thúc giục những người tham gia khẩn trương hoàn tất công việc để bắt đầu kéo rùng, tránh trời sáng cá lặn ra ngoài xa.

Khi lưới đã được giăng ra ngoài biển, mọi người trên bờ chia thành 2 tốp, mỗi bên 4 - 5 người cầm dây rùng kéo lên, các loại cá biển sẽ lọt vào trùng lưới.

Nghề kéo rùng ở Quỳnh Lưu. Ảnh: Việt Hùng
Hàng ngày, khoảng 4 - 5 giờ sáng, người dân vùng biển Quỳnh Lưu lại tập trung cho nghề kéo rùng bắt cá dưới biển. Ảnh: Việt Hùng

Ông Cầu cho biết, để kéo được một bản rùng dưới biển phải huy động tới hơn 10 người. Trước khi kéo, họ sẽ dùng thuyền máy để lôi bản rùng từ bờ ra xa cách mặt đất 300 - 400 mét rồi vòng lại. Khi 2 điểm đầu của bản rùng được giao cho 2 tốp người trên bờ cầm thì lúc đó mới bắt đầu mới kéo lên.

“Nghề kéo rùng là một dạng như kéo lưới, tuy nhiên cách thức lại khác ở chỗ kéo rùng đòi hỏi lưới phải to, rộng, số người tham gia đông. Hơn nữa, kéo rùng đòi hỏi phải có sức khỏe, kéo đều tay, phối hợp nhịp nhàng giữa 2 bên” - ông Cầu chia sẻ.

Nghề kéo rùng ở Quỳnh Lưu
Hiện nay, các loại cá thường kéo được chủ yếu là cá đốm, cá kìm vờ, cá trích, ghẹ... Ảnh: Việt Hùng

Theo những người hành nghề kéo rùng cho biết, nghề này có từ thời xa xưa, ngày trước do thuyền không có gắn máy nên người dân phải chèo bằng tay để đưa lưới giăng ra biển. Hiện giờ, nhờ có thiết bị máy móc nên việc kéo rùng trở nên dễ dàng và thuận tiện.

Nghề kéo rùng làm quanh năm, cứ sóng yên biển lặng là cùng nhau xuống biển để kéo rùng bắt cá. Có ngày gặp được mẻ cá lớn, mỗi bản rùng có thể kéo được hàng trăm kg cá, thu về hàng triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Hưng, một số người trong nhóm kéo rùng cho biết, để đánh được cá nhiều phải kéo vào lúc 4 - 5 giờ sáng, lúc đó con cá đang ở gần bờ nên dễ mắc lưới. Vào mùa hè, các thường đánh được cá đốm, cá ve, cá trích, cá kìm cờ...; còn mùa đông đánh được nhiều loại cá to, giá trị kinh tế cao hơn như cá thu, cá nụ, cá đù... Nếu gặp may, mỗi buổi sáng ngư dân có thể kiếm được 500.000 - 700.000  đồng/người.

nghề kéo rùng ở Quỳnh Lưu. Ảnh: Việt Hùng
Kéo rùng đồi hỏi phải có trên 10 người tham gia, chia thành 2 tốp đứng trên bờ kéo lưới từ ngoài biển vào. Ảnh: Việt Hùng

Hiện nay, trên địa bàn các xã vùng biển có tới hơn 10 bản rùng với số lao động trên 50 người tập trung ở các xã Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh và Quỳnh Nghĩa. Nghề kéo rùng được ngư dân xem như nghề phụ khi nông nhàn, tuy nhiên thu nhập từ nghề này cũng khá cao./.

Việt Hùng

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.