Công bố nhãn hiệu cá thu nướng Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Chiều 6/6, Hội sản xuất và kinh doanh cá thu nướng Cửa Lò phối hợp với Trạm Khuyến nông thị xã Cửa Lò tổ chức công bố nhãn hiệu cá thu nướng Cửa Lò.

Hiện toàn thị xã có hơn 40 hộ chuyên bảo quản và chế biến cá thu nướng, tập trung chủ yếu ở 2 phường Nghi Hải và Nghi Thủy với sản lượng khoảng 250 tấn/ năm, đạt doanh thu khoảng 45 tỷ đồng/năm.

Nguyên liệu để làm sản phẩm cá thu nướng được lựa chọn rất kỹ càng, đó là loại cá thu trắng tươi ngon có trọng lượng bình quân từ 2kg/con trở lên.

Cá thu nướng Cửa Lò. Ảnh: Quang An
Khách hàng xem sản phẩm cá thu nướng Cửa Lò. Ảnh: Quang An

Cá được nướng thủ công trên lửa than hoa. Sau khi nướng, cá có thể được tiêu thụ ngay, hoặc được để nguội trên các vỉ tre, sau đó cho vào kho bảo quản lạnh, kho bảo quản đông. Sản phẩm cá thu nướng Cửa Lò được tiêu thụ ở khắp nơi, nhất là các tỉnh, thành phía Bắc. 

Tuy nhiên, hiện nay cá thu nướng Cửa Lò mới chỉ được đóng gói bằng thủ công, không có bao bì, nhãn hiệu riêng. Từ nhu cầu thực tế đó, Hội sản xuất và kinh doanh cá thu nướng Cửa Lò đã kiến nghị công nhận nhãn hiệu tập thể “Cá thu nướng Cửa Lò” và được Cục sở hữu trí tụệ công nhận cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu số 27329 với các danh mục hàng hóa, gồm: nhóm 29: Cá thu nướng và nhóm 35: Mua bán cá thu nướng.

Cá thu nướng Cửa Lò. Ảnh: Quang An
Cá thu nướng Cửa Lò có hương vị thơm ngon, là đặc trưng của đô thị biển Cửa Lò được du khách ưa chuộng. Ảnh: Quang An

Cá thu nướng Cửa Lò là nhãn tập thể thứ 4 mà thị xã được công nhận, sau các nhãn hiệu nước mắm và tôm nõn. Đây là một việc làm rất cần thiết và cấp bách nhằm tăng giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm cá thu nướng trên thị trường; đồng thời, tạo nên một sản phẩm tin cậy, đảm bảo chất lượng phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài tỉnh khi đến với khu du lịch biển Cửa Lò.

Cá thu nướng Cửa Lò. Ảnh: Quang An
Sở Khoa học & Công nghệ trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Hội sản xuất và kinh doanh cá thu nướng Cửa Lò. Ảnh: Quang An

Đàm Hiền - Quang An

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.