Anh Sơn: Khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão

(Baonghean.vn) - Bão số 2 làm nhiều công trình, nhà cửa, cây xanh và cây hoa màu tại các huyện Anh Sơn hư hỏng nặng. Chính quyền và người dân đang nỗ lực khắc phục.

Anh Sơn khắc phục bão
Lực lượng chức năng cùng người dân giải phóng các trục đường giao thông bị cây đổ. Ảnh: Thanh Mai

Cơn bão số 2 đã gây ra thiệt hại lớn trên địa bàn huyện Anh Sơn. Qua tổng hợp số liệu mới nhất, tính đến sáng 18/7/2017 toàn huyện Anh Sơn có 1.456,9 ha lúa, ngô, hoa màu các loại bị đổ rạp và ngập; đổ gãy 2348 cây xanh, cây bóng mát đô thị; 771ha cây nguyên liệu lấy gỗ; 521.9 cây ăn quả; 101,5 ha  diện tích ao hồ bị tràn.

Anh Sơn khắc phục bão
Công trình Trạm Y tế xã Tào Sơn bị tốc mái hoàn toàn. Ảnh: Thanh Mai

 Đặc biệt, bão cũng đã làm đổ gãy 182 cột điện; 302 nhà cửa, chuồng trại của dân bị tốc mái và hư hỏng nặng; 70 m đường giao thông bị sạt lở hư hỏng nặng; 370 m tường rào đổ sập... gây ách tắc giao thông trên tất cả các tuyến đường; trong đó địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất là xã Tào Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn, Lĩnh Sơn, Cao Sơn.  

Anh Sơn khắc phục bão
Nhiều cột điện, đường dây điện bị đổ ngã ở Lĩnh Sơn. Ảnh: Thanh Mai

Ngay sau khi bão qua, huyện Anh Sơn đã thành lập các đoàn trực tiếp về cơ sở kiểm tra, nắm tình hình chỉ đạo các biện pháp khắc phục như yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống bão lụt huyện triển khai tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả; các địa phương huy động mọi lực lượng giúp đỡ các gia đình bị hư hỏng nhà ở đến vị trí an toàn, sớm ổn định cuộc sống.

Anh Sơn khắc phục bão
  Nhiều cây xanh bị đổ ngã, có những cây cổ thụ trên 30 năm cũng bị bật gốc  tại xã Tào Sơn. Ảnh: Thanh Mai

Ngành nông nghiệp và các ngành chức năng tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ lúa mùa và cây màu bị ngập, cây ăn quả bị gãy đổ; khơi thông hệ thống thoát nước trong khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; giải phóng các trục đường giao thông bị cây đổ,phối hợp với ngành điện lực khắc phục lại đường dây điện bị hư. 

Huyện tiếp tục theo dõi diễn biến của hoàn lưu sau bão để có phương án ứng phó kịp thời.

Thanh Mai 

(Đài Anh Sơn)

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.