Trồng dứa 'tự bán' ở Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn) - Vùng dứa huyện Quỳnh Lưu đang vào vụ thu hoạch và vẫn trong thực trạng người dân phải tự tìm đầu ra.

Vùng nguyên liệu dứa Quỳnh Lưu tập trung ở các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu và Tổng đội Thanh niên xung phong. Năm nay, dứa được mùa nhưng việc tiêu thụ đang khiến người trồng lo lắng.

Dứa Quỳnh Lưu. Ảnh Thanh Toàn

Vùng dứa huyện Quỳnh Lưu đang vào vụ thu hoạch. Ảnh Thanh Toàn

Anh Nguyễn Đăng Khoa, ở đội 6 Tổng đội TNXP Quỳnh Lưu cho biết: Gia đình trồng hơn 3 ha giống dứa Queen, đã thu hoạch được trên 40 tấn,loại trên 1kg/quả hiện giá bán 6.000 – 6.500 đồng/kg. So với các năm trước, năng suất dứa năm nay cao hơn, nhưng giá bán cùng thời điểm lại thấp hơn khoảng 1.200 - 1.500 đồng/kg.

Chị Lê Thị Đông - hộ trồng dứa ở xã Tân Thắng, cho biết thêm: "Dứa loại dưới 5 lạng/quả giá bẻ ngang tại vườn chỉ hơn 4.000 đồng/kg; trong khi các năm trướclà 5.500 – 5.800 đồng/kg. Sắp tới nếu giá cả không tăng rất có thể phải bù lỗ".

Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu dứa đang vào vụ thu hoạch, trồng tập trung ở các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu và Tổng đội Thanh niên xung phong.  Ảnh Thanh Toàn

Hiện dứa loại trên 1kg/quả giá bán 6.000 – 6.500 đồng/kg. So với cùng thời điểm các năm trước, giá bán thấp hơn khoảng 1.000 đồng/quả. 


Với 600 ha dứa của toàn huyện, mỗi năm ước tính bà con trồng dứa Quỳnh Lưu thu hoạch khoảng 9.000 tấn dứa, nhưng Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu chỉ thu mua với số lượng rất ít, còn lại chủ yếu bán cho các thương lái thu mua tại vườn và xuất bán đi khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Anh Nguyễn Hữu Túy - Phó Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP Quỳnh Lưu khẳng định: “Giá dứa thấp do trùng vào trà dân thu hoạch nhiều, còn thu hoạch rải vụ thì giá có nhích lên. Hiện nay, dứa được tiêu thụ cho các siêu thị Big C Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và một số vùng lân cận, còn khi bán cho các thương lái giá cả phụ thuộc vào thị trường”.

Dứa Quỳnh Lưu. Ảnh Thanh Toàn
 Vì Nhà máy chế biến nước hoa quả Quỳnh Châu không thu mua dứa nên người dân phải tự tìm cách tiêu thụ (Trong ảnh, người dân làm lều bán dứa cho khách qua đường). Ảnh Thanh Toàn

Dù thị trường không ổn định, nhưng dứa vẫn là cây trồng chủ lực tại các xã vùng miền núi Quỳnh Lưu nên bà con chưa thể dứt bỏ. Hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh tìm kiếm đầu mối tiêu thụ ở các siêu thị, huyện Quỳnh Lưu đang tuyên truyền bà con trồng dứa rải vụ, vừa ổn định thu nhập vừa tránh tình trạng “được mùa mất giá”.

Thanh Toàn

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.