Nông dân 'khóc ròng' vì dưa lê mất mùa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, người dân Diễn Châu đang bước vào vụ thu hoạch dưa lê vụ xuân, tuy nhiên, năng suất và chất lượng dưa năm nay giảm mạnh khiến nhiều hộ dân thất thu.

Đây là năm thứ 3 chị Đậu Thị Đông ở xóm 2, xã Diễn Kỷ trồng dưa lê vụ xuân. Nhìn những cây dưa bị héo khô, quả nhỏ trong thời điểm thu hoạch, chị thở dài: "Chưa năm nào dưa lê mất mùa như năm nay. Như năm ngoái, 3 sào dưa của tôi cho năng suất 1 tấn/sào, với giá 10.000 đồng/kg bán tại ruộng đã thu lãi trên 20 triệu đồng, năm nay năng suất chỉ đạt 3 tạ/sào, tính ra không bõ công chăm bón mấy tháng trời".

Dưa lê Diễn Châu. Ảnh: Quang An
Quả bị mềm thối, lá khô quắt là tình trạng chung của dưa lê vụ xuân năm nay; sau hơn 2 tháng trồng, trừ chi phí người dân Diễn Châu không có lãi. Ảnh: Quang An

Đó cũng là tình cảnh chung của hàng chục hộ trồng dưa trên địa bàn xã Diễn Kỷ. Theo quan sát, dưa lê năm nay quả nhỏ, một số quả còn bị sâu ăn, lá cây khô quắt lại. Có những hộ dân chẳng muốn thu hoạch, nhiều hộ dân thu hoạch cũng chỉ  phục vụ chăn nuôi vì không bán được.

Theo chị Yến, một hộ dân trồng dưa thì trung bình mỗi sào đầu tư khoảng 3 - 4 triệu tiền giống, phân bón, điện bơm nước tưới, chưa tính công chăm sóc hơn 2 tháng. Mặc dù giá bán vẫn cao, nhưng dưa năm nay năng suất đạt thấp, quả nhỏ, xấu nên thương lái rất kén hàng.

Dưa lê Diễn Châu. Ảnh: Quang An
Những quả dưa to đẹp được chọn lựa để nhập cho thương lái. Ảnh: Quang An

"Đối với những quả to đẹp, chúng tôi đóng vào thùng xốp để thương lái đến thu mua. Tuy giá bán cao hơn năm trước (15.000 đồng/kg) nhưng mỗi sào thu hoạch không đáng kể, tính ra sản xuất trong gần 3 tháng là hòa vốn. Nguyên dân dẫn tới mất mùa dưa là do sâu bệnh phá hoại, chủ yếu là bệnh nấm phấn trắng. Bên cạnh đó, thời tiết năm nay diễn biến thất thường khiến cây ra quả ít, quả không đạt chất lượng" - chị Yến chia sẻ.

Dưa lê Diễn Châu. Ảnh: Quang An
Hiện tại dưa lê có giá bán lẻ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Ảnh: Quang An

Ông Ngô Văn Tý - Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Kỷ cho biết: Hàng năm dưa lê cho năng suất 1 tấn/sào, là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất, năm nay năng suất trung bình đã giảm hơn nửa. 5ha dưa lê của xã chỉ đạt hơn 40 tấn. Sau vụ xuân này, bà con tiếp tục trồng thêm một vụ nữa với hy vọng vớt vát sau một mùa thất thu.

Do cánh đồng dưa nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A, nhiều hộ dân đã mang dưa lên vệ đường bán cho khách. Cách làm này phụ thuộc vào sự may mắn, bán cho khách đi đường có thể giá cao gấp đôi so với nhập cho thương lái tại ruộng (25.000 - 30.000 đồng/kg) nhưng đầu ra không ổn định, có ngày đông khách, ngày ế ẩm chẳng bán được. Cũng vì lý do đó mà đa phần người dân đều chọn nhập cho thương lái, dù giá thành thấp hơn.

Dưa lê Diễn Châu. Ảnh: Quang An
Vụ xuân năm nay dưa lê năng suất chỉ đạt1 tấn/sào, giảm 2 tấn/sào so với năm 2016 Ảnh: Quang An

Năm nay huyện Diễn Châu trồng gần 10ha dưa lê vụ xuân, tập trung ở các xã Diễn Kỷ, Diễn Hồng… Dưa lê vụ xuân thường được trồng từ tháng 1, sau gần 3 tháng có thể thu hoạch. Do diện tích ít hơn nhiều lần so với dưa vụ hè (50ha) nên hàng năm, dưa vụ xuân thường được giá, nhiều hộ có thể thu về hàng chục triệu đồng, tuy nhiên, năm nay người dân thất thu vì dưa mất mùa./.

Quang An

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.