Muôn kiểu lấn chiếm vỉa hè ở Thành Vinh

(Baonghean) - Tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè ở thành phố Vinh khá phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều lần với đa dạng hình thức. Qua nhiều chiến dịch nhưng vấn đề lấn chiếm vỉa hè dừng như chưa có hồi kết.

Thành phố Vinh là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An và đang xây dựng thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung bộ. Tính đến năm 2016, thành phố Vinh có khoảng 350 con đường lớn, nhỏ, trong đó ngoại trừ những tuyến đường xã, vùng ven thì hầu hết có vỉa hè. 

Xe máy dựng kín vỉa hè ở đường Hồ Tùng Mậu.
Xe máy  và vật liêu đổ ngổn ngang ở đường Hồ Tùng Mậu. Ảnh: Phương Thúy

Theo thống kê, phường Trường Thi có 25 đường, phường Lê Mao có 21 đường, phường Lê Lợi có 11 đường, phường Đội Cung có 6 đường, phường Hưng Phúc có 13 đường, phường Quang Trung có 14 đường, Hà Huy Tập có 6 đường, Hưng Bình có 23 đường, phường Hồng Sơn có 19 đường... Đây là những phường nội đô có mật độ người tham gia giao thông đông và hầu hết các tuyến đều có vỉa hè dành cho người đi bộ.

Và đây cũng là những tuyến đường mà tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè khá phổ biến, lặp đi lặp lại nhiều lần với đa dạng hình thức. Vài năm lại đây, với mật độ phương tiện ô tô tăng nhanh, tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm liên tục xảy ra, bên cạnh đó ý thức của người dân trong xây dựng thành phố văn minh chưa được cao, tình trạng lấn chiếm vỉa hè “làm của riêng” ngày một phổ biến mà nếu không chấn chỉnh kịp thời sẽ  nảy sinh phức tạp.

Con đường Nguyễn Sỹ Sách được xem là “phố vật liệu xây dựng” bởi đây là một trong những tuyến đường có số hộ kinh doanh mặt hàng này khá nhiều. Những đống gạch, cát, cốp-pha được người dân tập kết ngay trên vỉa hè. Tình trạng này diễn ra từ nhiều năm nay. Trên tuyến còn hàng chục cửa hàng sửa chữa xe máy, các quán cơm bụi, giặt chăn, rửa xe... thi nhau chiếm lĩnh vỉa hè.

Hầu như nước thải đổ hết ra mặt đường nhựa. Những ngày trời nắng, bụi, rác, giấy lau đầy vỉa hè, ngày mưa vỉa hè nhếch nhác, bẩn thỉu. Những người đi bộ thường phải đi xuống lòng đường. Một số chủ cửa hàng vật liệu cho biết, do là mặt hàng đặc thù, cần không gian lớn để kinh doanh, trong khi quỹ đất còn eo hẹp nên phải “mượn tạm” vỉa hè. 

Các tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú, Hồ Tùng Mậu... cũng khá “nóng” khi kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường phổ biến. Trên tuyến đường này, các shop quần áo, giày dép, các quán ăn, cà phê, hoa, mọc lên dày đặc… Quầy thì đổ quần áo hạ giá, quầy thì chưng ra bán tại vỉa hè, các quán cà phê để kín xe 2 hàng còn các quán nướng thì chiếm toàn bộ vỉa hè. 

Bán quần áo trên vỉa hè ở đường Nguyễn Văn Cừ.Ảnh: Trân Châu
Bán quần áo trên vỉa hè ở đường Nguyễn Văn Cừ. Ảnh: Trân Châu

Đường Trần Phú - tuyến đường thương mại lớn của thành phố tập trung nhiều cửa hàng đồ gỗ, đồ nhựa, đồ gia dụng, xe máy... Một số cửa hàng xe máy chiếm toàn bộ vỉa hè để trưng xe, rồi tình trạng tắc xi, xích lô, xe tải đỗ kín đường để chở hàng, đợi hàng, bắt khách. Đặc biệt, vỉa hè còn lại trở thành nơi tụ tập của các gánh hàng rong như kính mắt, ví tiền, giày dép, thợ cắt chìa khóa, dán điện thoại… Những ngày lễ tết, vỉa hè trở thành chợ bán cây cảnh, tranh ảnh, hoa, trái cây. Hết lễ, Tết vỉa hè thường để lại những đống rác thải khổng lồ.

Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Lê Lợi... những tuyến đường thương mại lớn của thành phố tình trạng hàng rong, lấn chiếm vỉa hè cũng khá phổ biến. Nhiều tuyến đường lớn như Trường Thi, Lê Nin, đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh... ô tô cá nhân đậu kín cả nhiều đoạn vỉa hè, nhất là trước các công sở. Không chỉ chiếm dụng, một số vỉa hè còn “hái ra tiền” khi trở thành bãi gửi xe, đậu xe, chỗ cho thuê,  thậm chí làm chỗ ở. Vỉa hè các tuyến đường Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Lê Nin... bị chiếm dụng nhiều chỗ để giữ xe. Nhiều tuyến phố do không chú trọng đầu tư, chăm lo vỉa hè nên vỉa hè xuống cấp, lở lói, cỏ mọc xanh um ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. 

a
Mổ lợn và bán ngay trên vỉa hè ở phường Hà Huy Tập. Ảnh C.L

Ông Phan Thanh Hùng - Bí thư Đảng ủy phường Bến Thủy thừa nhận: Tại một số địa bàn, điển hình như chợ Bến Thủy, vào các buổi chiều, người dân ở nơi khác đến lấn chiếm vỉa hè đường Nguyễn Văn Trỗi để bán rau quả (chủ yếu cho sinh viên Trường Đại học Vinh) đang gây khó khăn cho lực lượng chức năng. 

Ông Nguyễn Quốc Thắng - Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Vinh cho biết thêm: “Khó giải tỏa nhất lại không phải là cửa hàng vật liệu xây dựng, mái che, tường rào... mà là bàn ghế bán cà phê, hàng rong, quán ăn biển bảng di động, việc dựng đỗ xe không quy củ. Năm 2012, một số tuyến đường đã làm quyết liệt, nhưng nay tình trạng vi phạm lại trở nên phổ biến. Đặc biệt ở những phố có vỉa hè chật, người kinh doanh chiếm hết vỉa hè, người đi bộ không còn chỗ.

Đường Nguyễn Sỹ Sách được xem như là phố vật liệu xây dựng.
Đường Nguyễn Sỹ Sách được xem như là phố vật liệu xây dựng. Ảnh: Quang An

Thành phố đang thực hiện quan điểm: Giải phóng đường giao thông, gặp các vật ngăn cản giao thông, che chắn ảnh hưởng đến giao thông là thu giữ, giải phóng luôn”. Tuy nhiên, một bộ phận người dân mưu sinh trên vỉa hè hiện đang rất lo lắng về vấn đề này. Chị Lương, phường Bến Thủy, người dân mưu sinh bằng gánh hàng nước cho biết: Chồng tôi mất sớm, tôi lại không có tiền thuê ki-ốt nên đành phải mở tạm quán nước nuôi con.Nếu thành phố giành lại vỉa hè thì thật sự tôi không biết phải làm công việc nào khác.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, thợ sửa đồng hồ lâu năm tại đường Lê Lợi nói: Tôi có nghe qua về thông tin này và sẽ chấp hành đúng quy định của thành phố. Tuy nhiên, tôi làm nghề sửa chữa đồng hồ cũng gần 20 năm rồi, bây giờ có tuổi cũng không làm việc nặng nhọc được. Nên tôi chỉ xin được bố trí một vị trí để tôi có thể tiếp tục lao động kiếm sống.

Một số hộ dân kinh doanh các hàng ăn khuya như cháo, ngô nướng cũng có ý kiến về chủ trương trên. “Đặc thù của chúng tôi là làm ban đêm, dẫu biết có vi phạm nhưng thời điểm đó ít ai đi ngoài đường nên không ảnh hưởng đến người đi bộ. Mong các cấp trên tạo điều kiện cho chúng tôi có thể tiếp tục mưu sinh” - bà Loan, một hộ dân bán cháo tại phường Hà Huy Tập chia sẻ.

Vỉa hè và mưu sinh, đang đặt ra bài toán cần giải cho thành phố trong chiến dịch cao điểm này.

Thành phố Vinh có diện tích 104 km2, dân số trên 400.000 người, cơ cấu đơn vị hành chính gồm 25 phường, xã. Trên địa bàn có hơn 4.000 cơ quan, doanh nghiệp; có 5 khu công nghiệp với 358 dự án, 7.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động; 187 trường học trong đó có 23 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Thành phố Vinh luôn được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương để xây dựng trở thành trung tâm vùng Bắc Trung bộ trên 10 lĩnh vực theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị. Với vị trí đó việc xây dựng đô thị văn mình là nhiệm vụ chính trị không chỉ của thành  phố.

(Còn nữa)

Nhóm P.V

tin mới

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.