Giải tỏa vỉa hè: Tâm tư của những gánh hàng rong

(Baonghean.vn) - Người dân nhận thức việc buôn bán trên vỉa hè là lấn chiếm, nhưng vì cuộc sống mưu sinh đành chấp nhận. Khi biết chủ trương về việc lập lại trật đô thị, trả lại vỉa hè thông thoáng, thuận tiện cho người đi bộ của thành phố, họ đều đồng tình. Nhưng họ vẫn mong muốn chính quyền quy hoạch một vị trí để kiếm sống, “mở” ra giải pháp giúp người dân an cư lạc nghiệp.

a
Người bán nước vỉa hè ở thành phố Vinh lo lắng trước chủ trương giải tỏa vỉa hè của thành phố. Ảnh: Thanh Tâm.

Mươi chai nước ngọt, nước khoáng các loại, dăm bảy gói kẹo lạc và ấm nước chè xanh, một chiếc bàn  thêm mấy chiếc ghế nhỏ cho khách ngồi, quán nước của bà Nguyễn Thị Trâm, khối 2 phường Lê Lợi tồn tại trên vỉa hè khu vực vườn hoa tam giác đường Lê Lợi hàng chục năm nay. 

“Quán nước vỉa hè này mỗi ngày mang lại thu nhập khoảng 100 ngàn đồng. Nhà chúng tôi 7 người cả già cả trẻ sống dựa vào quán nước này và tiền lương hưu 3,5 triệu/tháng của tôi. Chồng tôi làm nghề xe ôm, thu nhập không ổn định. Thông tin thành phố ra quân dẹp vỉa hè thì chắc quán nước của tôi cũng bị dẹp. Cả nhà tôi sẽ sống như thế nào tôi cũng chưa biết nữa" - chị Trâm cho biết. 

Bà Hồ Thị Luyến ở khối Vinh Tiến phường Hưng Bình cũng chắt chiu từng tờ tiền lẻ từ những bát nước chè xanh cùng dăm ba điếu thuốc bình dân bán cho khách qua đường và người lao động ở khu vực chợ Cửa Bắc. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình bà. 

Bà Luyến cho biết: Tôi là dân gốc ở Hưng Bình đây, trước đây làm ruộng,  khi ruộng đất bị thu hồi tôi bán xôi ở bến xe Vinh.  Bán xôi được một thời gian chuyển sang bán nước chè ở chợ cửa Bắc. Mua 20 nghìn tiền chè bán cả ngày được 50-70 nghìn, trời nắng họ uống bán thêm đá thì được khoảng 80 nghìn. Chồng thì làm nghề kéo ba gác rồi đạp xích lô.  Hai vợ chồng bươn chải nuôi 2 đứa con  ăn học, 1 đứa đã tốt nghiệp đại học không xin được việc làm phải đi làm công nhân sản xuất gấu bông ngoài nhà máy ở khu công nghiệp Hưng Đông. Đứa thứ 2 năm nay đang học lớp 12. Cả nhà sống dựa vào gánh nước này, giờ không được bán nữa thì tôi phải làm sao? 

a
Gánh xôi ở vỉa hè đường Phan Bội Châu của bà Vần

Cũng bán xôi như bà Luyến hơn 30 năm nay ở vỉa hè, bà Vần (phường Hưng Bình) đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng sáng nào bà phải dậy từ sớm tinh mơ để đồ xôi rồi mang ra vỉa hè đường Phan Bội Châu bán. 5-6 kg nếp, bữa đắt hàng bà thu lãi từ 100-120 ngàn đồng tiền lãi, ngày mưa gió ế hàng chỉ kiếm được độ 70 ngàn đồng.

Hàng xôi của bà chỉ có 1 chiếc thúng, 1 chiếc cái bàn nhựa nhỏ và 5 chiếc ghế đặt ở vỉa hè ngay sát mép đường. Khách đến ăn xôi phải đậu xe máy ngay dưới lòng đường. “Bán hàng ở đây cũng khổ lắm cháu à. Lâu lâu trật tự họ lại ra quân dẹp một lần, khi họ dẹp thì phải chạy, họ đi rồi thì lại tiếp tục bán" - bà Vần cho hay.

"Mấy ngày vừa  rồi đọc báo nghe đài xem ti vi thấy ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội họ  ra quân giành lại vỉa hè mạnh lắm, đến bậc tam cấp cũng bị đập bỏ, quán xá ở vỉa hè bị dẹp hết. Nghe nói ở Vinh ta cũng chuẩn bị làm, tôi lo lắm vì chưa biết thành phố sẽ sắp xếp cho chúng tôi ngồi ở đâu? Chúng tôi cũng muốn có một chỗ buôn bán ổn định", chị Nguyễn Thị Hồng bán nước mía ở phường Cửa Nam bày tỏ. 

Hiện nay ở hầu hết các tuyến đường ở thành phố Vinh đều có các hộ kinh doanh trên vỉa hè. Người dân nhận thức việc buôn bán trên vỉa hè là lấn chiếm, nhưng vì cuộc sống mưu sinh đành chấp nhận. Khi biết chủ trương về việc lập lại trật đô thị, trả lại vỉa hè thông thoáng, thuận tiện cho người đi bộ của thành phố, họ đều đồng tình. Nhưng họ vẫn mong muốn chính quyền quy hoạch một vị trí để kiếm sống, “mở” ra giải pháp giúp người dân an cư lạc nghiệp.

Thanh Tâm 

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.