Đảm bảo an toàn cho dân cư vùng hồ đập

(Baonghean) - Năm nay, mùa mưa đến muộn hơn và theo dự báo, khả năng mưa lớn sẽ xảy ra. Trong khi đó, qua thời gian nắng hạn kéo dài, nguy cơ về mất an toàn hồ đập do kết cấu đất bị lỏng rất dễ xảy ra. Đảm bảo an toàn cho người dân vùng hạ lưu là yêu cầu cấp thiết trong mùa bão lụt.

Hồ Đồn Húng (Yên Thành) có dung tích trên 5,4 triệu m3 nước, tưới cho 380 ha và cấp nước sinh hoạt, phòng lũ cho nhân dân 4 xã: Hùng Thành, Hậu Thành, Lăng Thành và Tiến Thành. Được xây dựng từ những năm 1960 nên hiện nay hồ đã xuống cấp.
1
Đập hồ Đồn Húng có nguy cơ ảnh hưởng đến vùng dân cư rộng lớn của huyện Yên Thành.
Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc cho biết: Trong 17 hồ chứa do đơn vị quản lý, hiện còn 4 hồ chưa được đầu tư nâng cấp là hồ Xuân Nguyên, Kẻ Sặt, Đồn Húng (Yên Thành) và Đồi Tương (Quỳnh Lưu), nhưng trong đó hồ Đồn Húng là nguy hiểm nhất, có nguy cơ vỡ đập chính. Trước những nguy cơ đó, trong phương án PCLB cho hồ Đồn Húng, ngoài các biện pháp như theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến, chuẩn bị các phương án cần thiết, do đập Đồn Húng được đánh giá là đập yếu, cần chủ động, nên chúng tôi đã chỉ đạo khi bắt đầu có mưa lũ, Xí nghiệp thủy lợi Yên Thành phải bố trí tại chỗ máy móc, phương tiện cơ giới để sẵn sàng ứng cứu đập”.
Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc trả lời phóng viên Báo Nghệ An về vấn đề an toàn cho dân cư vùng hồ đập.
Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc trả lời phóng viên Báo Nghệ An về vấn đề an toàn cho dân cư vùng hồ đập.
Những ngày này, công tác nâng cấp sửa chữa lại bờ đập chính và sửa lại tràn, mái thượng hạ lưu hồ Khe Quánh, xã Nghi Yên (Nghi Lộc) đang được khẩn trương tiến hành. Ông Cao Văn Niêm, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi huyện cho biết: Tuy dung tích chỉ trên 920 nghìn m3 nhưng nếu nước qua tràn lớn quá hoặc hồ bị vỡ, sẽ uy hiếp an toàn cho không chỉ dân cư trong vùng mà còn cho cả sự an toàn của QL1 và đường sắt Bắc - Nam.
2
Tràn thoát nước hồ Khe Quánh, Nghi Yên, Nghi Lộc.

Trên địa bàn huyện Nghi Lộc có 7 hồ đập do xí nghiệp quản lý, trong đó hồ Khe Gỗ (Nghi Lâm) có dung tích lớn nhất, trên 5,3 triệu m3. Hầu hết các hồ đập này đều được xây dựng từ lâu và hiện đã xuống cấp. Nguy hiểm nhất là hồ Khe Làng (dung tích 2,6 triệu m3 và tưới cho 185 ha) do chưa được đầu tư nâng cấp, phần hạ lưu đang là đập đất, khả năng chống lũ không cao. Còn một số hồ khác như hồ Nghi Công, hồ Khe Quánh, hồ Khe Thị, hồ Khe Xiêm đang được đầu tư sửa chữa và nâng cấp. Trước tình hình đó, trong phương án phòng chống bão lụt, phương án di dời dân cư luôn được xây dựng cụ thể và chi tiết đến tận từng hộ dân, từng hồ đập.

Tại Nam Lộc (Nam Đàn), năm 2013, mưa lớn kéo dài, lưu lượng nước qua tràn của đập Khe Đá đã gây ngập lụt cho vùng hạ lưu đập, ảnh hưởng đến gần 250 hộ dân và trường học của Nam Lộc. Với 250 hộ dân sống trong vùng hạ lưu, nếu xảy ra vỡ đập, hậu quả sẽ rất khó lường. Trước tình hình đó, Nam Đàn đã nhiều lần trình tỉnh xin nâng cấp, sửa chữa nhưng do kinh phí khó khăn nên vẫn chưa thực hiện được. Trước mùa mưa bão năm nay, huyện đã chỉ đạo xã huy động người dân tiến hành phát quang, giải phóng chướng ngại vật qua tràn, nạo vét, khơi thông hệ thống kênh tiêu để đảm bảo tiêu thoát nước. Trong phương án PCLB, cũng đã xây dựng phương án di dời, sơ tán dân cư khi gặp mưa lũ lớn có thể gây nguy hiểm cho thân đập. 

Nghệ An có 625 hồ đập, trong đó có 60 hồ do doanh nghiệp quản lý. Do đã được xây dựng từ mấy chục năm nay nên hầu hết các hồ đều tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, dù đã được nâng cấp sửa chữa. Trong khi đó, do “lịch sử” để lại, một số hộ dân sống trong vùng mất an toàn, thậm chí trong các vùng cấm theo quy định về bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi.
Theo ông Nguyễn Hữu Văn, Phó Chi cục Thủy lợi tỉnh, qua một thời gian dài nắng hạn, độ ẩm trong thân đập hầu như không có, nếu gặp mưa, khả năng sạt lở là rất lớn. Bên cạnh đó, mối và hang hốc trong thân đập cũng là một nguy cơ, nếu mưa to với tần suất lớn từ 300 - 500 ly trở lên sẽ rất dễ xảy ra sạt lở. Để đảm bảo an toàn cho người dân sống vùng hạ lưu các hồ đập, tại tất cả các hồ đập do các công ty và địa phương quản lý, trong phương án PCLB đều có phương án di dời dân cư cụ thể. Ngoài 2 hồ tràn xả sâu là hồ Sông Sào và hồ Vực Mấu, tỉnh đã đề xuất Bộ NN&PTNT thông qua kịch bản riêng. 
Phú Hương

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.