Tăng cường các giải pháp phòng chống bệnh đái tháo đường và rối loạn thiếu I-ốt

(Baonghean.vn) Sáng 18/4, Sở Y tế, BCĐ Dự án phòng chống phòng chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn thiếu hụt I-ốt tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013. Dự hội nghị có BSCKII Bùi Đình Long, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế; đại diện các bệnh viện tuyến tỉnh và các trung tâm y tế huyện.

Năm 2012, độ phủ muối i-ốt và các chế phẩm có i-ốt (MI) đạt 90,6%; tỷ lệ học sinh 8-10 tuổi bướu cổ giảm xuống còn 1,23%; tỷ lệ người có nhận thức đầy đủ về tác hại của việc thiếu hụt muối I-ốt là 91,5%. Đặc biệt, năm qua, Bệnh viện nội tiết tỉnh đã tiến hành điều tra dịch tễ học thực hiện đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ bướu cổ của học sinh lứa tuổi 8-10”, đã có 3.000 học sinh đươck khám lâm sàng kết hợp siêu âm, định lượng i-ốt và 3.000 phụ nữ được phỏng vấn, lấy muối định lượng. Qua đó, xác định được nguy cơ tăng nhanh các bệnh rối loạn do thiếu hụt I-ốt. Hiện nay, tỷ lệ bướu cổ ở vùng miền núi có xu hướng tăng cao so với trước đây 1,8% (năm 2006 là 1,25%); Độ phủ MI và mức i-ốt niệu trung vị ở vùng đồng bằng, ven biển giảm dần từ 95% và 16,4mcg/dl năm 2005 nay giảm xuống còn 90,6% và 10,1mcg/dl năm 2012.

Quang cảnh hội nghị

Mục tiêu của dự án trong năm 2013 là có 50% người dân trong cộng đồng hiểu biết đúng về bệnh đái tháo đường; 50% cán bộ được tập huấn thực hiện được biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, quản lý và điều trị đối tượng có nguy cơ và người mắc bệnh đái tháo đường; phấn đấu 50% người tiền đái tháo đường được can thiệp.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm duy trì bền vững các kết quả của chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn thiếu hụt I-ốt trong thời gian qua. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bệnh đái tháo đường và các rối loạn do thiếu hụt I-ốt đến mọi người dân; Tiếp tục sàng lọc các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao tại các huyện thuộc dự án; Tăng cường giám sát số lượng và chất lượng MI tại các cơ sở sản xuất; tăng cường cung ứng muối i-ốt đến tận người dân, nhất là các cụm dân cư vùng sâu, vùng xa...

Thanh Phúc

tin mới

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.