Tục thờ cúng Rằm tháng Giêng

(Baonghean.vn) - Trong năm, có lẽ tháng Giêng  là tháng có nhiều lễ hội nhất bởi ông bà ta xưa quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”…Và lễ hội được tổ chức “đình đám” nhất, “to” nhất là Lễ hội Rằm tháng Giêng! Bởi vậy mà từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca: "Lễ Phật quanh năm, không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

1. Lễ hội Rằm tháng Giêng

Người dân đi chùa ngày Rằm tháng Giêng để cầu bình an cho cả năm.
Người dân đi chùa ngày Rằm tháng Giêng để cầu bình an cho cả năm.

Lễ hội Rằm tháng Giêng được du nhập vào Việt Nam theo phong tục Tết Nguyên Tiêu của người Hoa. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm.) Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày Rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên bởi vì còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).

Vì ảnh hưởng tam giáo (Nho, Lão, Phật) cho nên người Việt cũng có Lễ Thượng nguyên mà chúng ta vẫn thường gọi là Rằm tháng Giêng:

“Rằm tháng Giêng ai siêng thì quảy,

Rằm tháng Bảy kẻ quảy, người không.

Rằm tháng Mười, mười người mười quảy.”


2. Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt

Những người Việt xưa và nay theo đạo Nho coi Lễ hội Rằm tháng Giêng là Tết Trạng nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.

Ngày thơ Việt Nam - nét đẹp văn hóa của Lễ hội rằm tháng Giêng của người Việt...
Ngày thơ Việt Nam - nét đẹp văn hóa của Lễ hội Rằm tháng Giêng của người Việt...

Gần 10 năm nay, Hội Nhà văn Việt Nam đã lấy ngày Rằm tháng Giêng làm Ngày Thơ Việt Nam để tôn vinh thơ ca. Tất cả các tỉnh thành đều tổ chức ngày thơ như một lễ hội và bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng là “diễn văn” khai hội chào mừng... 

Với những người theo đạo Phật, thật ra Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.

3. Tục thờ cúng ngày Rằm tháng Giêng

Trong dân gian với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì Rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. 

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng... Nhưng không ai có thể quên bày mâm cỗ để cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả…

Ban thờ cúng ngày Rằm tháng Giêng.
Ban thờ cúng ngày Rằm tháng Giêng.

Mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng Giêng theo từng tín ngưỡng của từng gia đình sẽ có sự khác nhau và tùy từng vùng, miền…

Gia đình theo đạo Phật sẽ cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào... 

Ở các chùa thôn quê, làng quê, cỗ bàn chỉ dùng tương chao, hoa quả nấu với đậu khuôn, đậu phụng, dầu phụng, không thêm nhiều hương liệu nên khi ăn người ta hay bảo nhau: ăn chay phải trộn nhiều món vào một tô mới ngon.

Ở miền Trung, nhiều người không theo đạo Phật thì ngày rằm cúng chè xôi và cúng mặn. Cỗ bàn mặn cũng gồm các món cơm canh tuy không thịnh soạn như ngày Tết Nguyên đán…

Một nét văn hóa chung gặp nhau của cả 3 miền Bắc- Trung – Nam của Lễ hội Rằm tháng Giêng chính là dòng người từ già đến trẻ, đi lễ đầu xuân, lên chùa cầu an. Đây được xem là một phong tục đẹp, một nét sinh hoạt văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Lễ tế họ Rằm tháng Giêng. Ảnh minh họa.
Lễ tế họ Rằm tháng Giêng. Ảnh minh họa.

Không biết những thỉnh cầu có đến được cửu trùng hay không, nhưng mọi người đều tin rằng sau khi đi lễ đầu năm hay đi trảy hội trở về, tâm hồn của họ như được thắp sáng lên và ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn.

Dù bao biến đổi của đất trời đã và đang diễn ra nhưng xưa và nay, vầng trăng tháng Giêng vẫn vẹn nguyên như thế, tròn và trong sáng giữa trời xuân. Trăng già còn trăng non, trăng tròn thêm trăng khuyết. Trăng mùa đông tàn thì còn trăng xuân đón đợi. Đó chính là vầng trăng tỏa sáng cái tết trăng tròn đầu tiên khởi sự cho một năm: Rằm tháng Giêng!

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.