Linh thiêng Lễ hội Đền Bạch Mã

(Baonghean) - Nằm trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của xứ Nghệ, đền Bạch Mã được coi là một trong “Tứ linh” của xứ Nghệ “Nhất Cờn - Nhì Quả - Tam Bạch Mã - Tứ Chiêu Trưng”. Hàng năm cứ vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, trong tiết thanh minh trong sáng nhân dân lại tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã.

Nơi thờ tự “Thần Bạch Mã”

Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt (Thanh Chương) thờ thần Phan Đà, một vị tướng trẻ có công lớn trong kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ XV. Theo truyền thuyết Phan Đà sinh vào những năm đầu thế kỷ XV, trong một gia đình sống bằng nghề chài lưới ven sông Lam, ở thôn Chí Linh, xã Võ Liệt, huyện Thổ Du, nay là thôn Khai Tiến, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương.

Đền Bạch Mã - Thanh Chương - một trong những ngôi đền nức tiếng linh thiêng xứ Nghệ
Đền Bạch Mã - Thanh Chương - một trong những ngôi đền nức tiếng linh thiêng xứ Nghệ.

Phan Đà mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ được ông già tên Bảy làm nghề rèn ở xã cưu mang. Tuổi trẻ Phan Đà là cậu bé thông minh, tuấn tú, giỏi võ nghệ, cung tên, nhân dân gọi là “trẻ kỳ đồng”. Khi có giặc ngoại xâm, Phan Đà đã tập hợp nghĩa quân ngày đêm luyện tập. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, sau đó về Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc Minh, Phan Đà đã đem lực lượng của mình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và cùng dân binh Võ Liệt hăng hái tham gia nhiều trận chiến đấu. Là vị tướng mưu lược và dũng cảm làm cho địch nhiều phen khiếp sợ. Khi ra trận Phan Đà thường mặc áo giáp trụ trắng, cưỡi ngựa trắng nên nhân dân thường gọi ông bằng cái tên “Thần Bạch Mã”.

Rước kiệu tại Lễ hội đền Bạch Mã.	 Ảnh: Duy Hưng
Rước kiệu tại Lễ hội đền Bạch Mã. Ảnh: Duy Hưng

Trong một lần bị phục kích bất ngờ ở bờ bắc Lam Giang, ông bị thương nặng, được ngựa mang về, gần đến Võ Liệt thì trút hơi thở cuối cùng tại Công Trung, Lai Thành (nay là thôn Trung Thành xã Thanh Long). Thi thể ông được mối vùi lấp, rất linh ứng, đã cứu giúp nhân dân qua khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lĩnh đánh thắng kẻ thù, nhân dân đã lập miếu thờ ông. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, xét công lao của Phan Đà, Người cấp tiền của, giao cho quân dân sở tại xây ngôi đền bề thế và tổ chức các nghi lễ quốc tế hàng năm, đồng thời sắc phong “đô thiên đại đế Bạch Mã thượng đẳng phúc thần”. Về sau, các triều đại phong kiến gia phong “Thượng - thượng - thượng đẳng tối linh tôn thần”.

Đền Bạch Mã là nơi ghi lại nhiều dấu ấn, sự kiện lịch sử quan trọng: Năm Quang Thuận thứ 6 (1465) đích thân vua Lê Thánh Tông trên đường đi chinh phục phương Nam đã đến thăm đền và làm lễ tế tại đây; năm Cảnh Hưng thứ 3 (1770) Quận công Bùi Thế Đạt đã vào làm lễ tế đền lúc ông đang trên đường đi đánh giặc; Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, đền Bạch Mã đã trở thành địa điểm gắn liền với nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Thanh Chương. Với quy mô lịch sử như vậy, ngày 24/3/1994, Đền đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng “Di tích lịch sử - Văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”.

Linh thiêng lễ hội

Đền Bạch Mã tọa lạc trên khuôn viên rộng 4.894m2 ở thôn Tân Hà xã Võ Liệt huyện Thanh Chương. Đây là một quần thể kiến trúc đẹp, độc đáo, bố cục hài hòa được chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo theo các đề tài dân gian. Trong điện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật đồ tế khí quý hiếm, làm tăng thêm giá trị lịch sử, tâm linh của di tích.

Từ thời Lê đến thời Nguyễn, lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức rất trang nghiêm với quy mô lớn. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất của Phan Đà (13/6 âm lịch), triều đình phong kiến lại đứng ra tổ chức và giao cho quan sở tại chuẩn bị các lễ vật để làm lễ tế thần. Nhân dân tổng Võ Liệt còn mở hội rước sắc và tổ chức các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian đa dạng, phong phú như: vật cù, kéo co, chọi gà, đánh đu, cờ người, cờ thẻ, đấu võ, đánh trận giả, thi hát ca trù, hát bội.

Nằm trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất của Nghệ An, đền Bạch Mã được coi là một trong “Tứ linh” của xứ Nghệ “Nhất Cờn - Nhì Quả - Tam Bạch Mã - Tứ Chiêu Trưng”.  Nhiều năm trở lại đây, Đền tiếp tục được Đảng và Nhà nước các cấp quan tâm, đông đảo các tổ chức, cá nhân cung tiến để tu bổ, phục hồi. Hàng năm cứ vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, trong tiết thanh minh trong sáng nhân dân lại tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã. Hàng vạn nhân dân và du khách thập phương đến phúng viếng chiêm bái tưởng nhớ công đức của “Thần Bạch Mã” và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống.

Vật cù - môn thể thao dân gian tại lễ hội Đền Bạch Mã.	 Ảnh: Mai Hoa
Vật cù - môn thể thao dân gian tại lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh: Mai Hoa

Lễ hội Đền Bạch Mã năm nay gồm có 2 phần, đó là phần lễ và phần hội: Phần lễ có: lễ khai quang, lễ rước, lễ cáo yết, lễ tế thần, lễ bái tạ. Phần hội có: bóng đá, bóng chuyền, vật cù, ném còn, đập niêu, giao lưu văn hoá văn nghệ, thi người đẹp và xướng hoạ, bình thơ về Thần Bạch Mã. Hoạt động lễ hội ngày càng phong phú, thu hút nhiều đối tượng, các lứa tuổi, du khách và các địa phương tham gia, mở rộng giao lưu hiểu biết, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho nhân dân.

Ông Trình Văn Nhã - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Trưởng ban Lễ hội Đền Bạch Mã cho biết: Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 9,10/2 âm lịch nhưng năm nay đã có sự đầu tư để tiên tới phát triển thành lễ hội vùng có quy mô tầm vóc lớn hơn. Để lễ hội diễn ra trang nghiêm, thành kính, Ban tổ chức đã quy hoạch vùng bán đồ lễ, hương, hoa, quả ...không để tình trạng lộn xộn như trước đây. Đầu tư làm mới bãi gửi xe và đường đi vào đền. Lễ hội là dịp để huyện Thanh Chương nói chung, xã Võ Liệt nói riêng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tinh thần đoàn kết cho nhân dân các vùng lân cận.

 Đạm Phương

tin mới

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.