Nghệ sỹ làng phong

(Baonghean) - Với biệt tài trời phú cùng nghị lực phi thường, ông Phạm Đình Tiến (sinh năm 1950) ở khu 2, Bệnh viện phong - Da liễu Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai) đã vươn lên chiến thắng bệnh tật, sống có ích cho đời.

Tới làng phong Quỳnh Lập, hỏi ông Phạm Đình Tiến nhiều tài lẻ ai cũng biết. Phải chờ đến non trưa chúng tôi mới có thể gặp được người đàn ông đa tài này. Dáng đi nhanh nhẹn, phong thái đầy chất nghệ sỹ cùng cách trò chuyện điềm đạm và khuôn mặt phúc hậu là những ấn tượng đầu tiên với bất cứ ai khi tiếp xúc với ông. 
Ông Tiến là con thứ 6 trong gia đình có 8 anh em ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình). Lên 14 tuổi, khi đang đầy ước mơ, hoài bão thì ông Tiến phát hiện mình bị bệnh phong. Quá đau đớn, tuyệt vọng nhưng được gia đình động viên, cậu học trò nghèo miền “gió Lào cát trắng” vẫn tiếp tục đến trường. Khi ấy vì mưa bom, bão đạn của giặc Mỹ nên mãi 20 tuổi ông mới học xong lớp 7.
Phạm Đình Tiến cùng cuốn sổ ghi chép những bài thơ mình sáng tác.
Phạm Đình Tiến cùng cuốn sổ ghi chép những bài thơ mình sáng tác.
Tháng 6 năm 1970, chàng trai trẻ Phạm Đình Tiến đã phải xa gia đình ra Bệnh viện Phong – Da liễu Quỳnh Lập điều trị. Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của ông thuyên giảm, lúc ấy có chủ trương kêu gọi “Người phong phục vụ lại người phong” và ông là một trong những người tiên phong giúp đỡ những người bị bệnh nặng hơn mình. Cũng tại đây ông gặp và nên duyên cùng chị Nguyễn Thị Tuyến quê ở Hải Dương. 
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chàng trai trẻ Phạm Đình Tiến đã là “người nổi tiếng” vì có khiếu Cầm - Kỳ - Thi - Họa. Từ nhỏ, ông luôn ao ước được đứng trong hàng ngũ lính Cụ Hồ nhưng vì bệnh tật, nên đành dang dở ước mơ. Không thể thực hiện được ao ước của mình nên từ đó đến giờ, những bài thơ, tập truyện ngắn của ông đều viết về Bác Hồ, người lính, tình yêu quê hương, đất nước. Ông khoe tác phẩm đầu tay của mình là bài thơ “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” viết khi biết tin Bác qua đời với cảm xúc dâng trào: “Đời trước đánh Tây, Tây phải hàng/ Đời sau diệt Mỹ, Mỹ tan hoang/ Nhớ ngày Độc lập vui toàn vẹn/ Ơn Bác dẫn đường tới vẻ vang/ Bác dựng non sông nên thống nhất/ Hồ thu thanh tịnh đẹp giang san/ Vĩ nhân tên họ lưu năm tháng/ Đại Việt hùng anh với thế gian”.
Ông đã sáng tác 7 truyện ngắn về người lính, trong đó nổi bật nhất là truyện ngắn: “Cánh hoa mua tím” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ (Quảng Bình) và được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya”. Tác phẩm này cũng đã được trao giải Ba “Cuộc vận động sáng tác về LLVT của BCHQS tỉnh Quảng Bình”. Bao năm cầm bút viết lách, ông là cộng tác viên thân thiết của Bản tin Dân số - Gia đình – Trẻ em và của một số báo địa phương như Báo Nghệ An, Báo Quảng Bình. Số tiền nhuận bút có được không nhiều nhưng cũng giúp ông thêm động lực để sống là người có ích cho gia đình, xã hội.
Không những làm thơ, viết văn, Phạm Đình Tiến còn dành nhiều thời gian nghiên cứu văn học. Hiện ông đang nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử - một nhà thơ nổi tiếng cũng bị bệnh phong. Ông Tiến cho biết, chính cảm hứng, đồng điệu số phận khiến ông yêu thích thơ Hàn Mặc Tử. Hiện giờ, ông đang ấp ủ xuất bản tập truyện ngắn viết về những người lính của riêng mình. Xa hơn, ông sẽ viết về những người bệnh nhân phong. Ông cho biết, mỗi người bị bệnh phong ở Bệnh viện Phong – Da liễu Quỳnh Lập đều có một số phận riêng, một xuất xứ riêng nhưng có một điểm tương đồng là nỗi đau, sự tự ti, mặc cảm bệnh tật. Qua đó, ông mong muốn sẽ truyền tải được những tâm sự sâu kín và khát vọng sống của người bị bệnh phong. 
Là người Quảng Bình nhưng ông rất đam mê dân ca xứ Nghệ, cuộc sống hằng ngày của vợ chồng ông không lúc nào ngớt lời ca, tiếng đàn. Đó là cách để ông sống vui, sống có ích và là phương thuốc hữu hiệu giúp vợ chồng ông chiến thắng bệnh tật. Được coi là “nghệ sỹ” của làng phong nên mỗi khi có sự kiện hoặc đến dịp lễ tết hai vợ chồng ông Tiến cùng đi biểu diễn. Sinh được 4 người con (2 trai, 2 gái) dù khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng ông vẫn gắng gượng nuôi dạy các con nên người. Niềm tự hào lớn nhất của ông bà cũng như người dân làng phong là cô con gái út của ông Tiến đã tốt nghiệp Học viện Ngân hàng và đang làm việc tại Ngân hàng Quân đội.
Duy Ngợi

tin mới

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

Những câu chuyện hào hùng về một thời để nhớ…

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm nào. Nhớ về tình đồng đội là động lực để họ viết tiếp bản hùng ca trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

Các CLB dân ca ví, giặm ở Nghệ An 'đi tắt đón đầu' khi tiếp cận chính sách hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Nghị quyết 29/ 2021/NQ – HĐND, ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được ban hành như một "bầu nước mát" đối với những người hoạt động trong các CLB dân ca trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh.