Vì sao cỗ Trung thu luôn có quả bưởi?

Phong tục mỗi nơi mỗi khác nhưng trên mâm cỗ Trung thu không bao giờ thiếu quả bưởi, bởi những ý nghĩa thú vị.

ly-do-thu-vi-giai-thich-mam-co-trung-thu-luon-co-qua-buoi

Mâm cỗ Trung thu không thể thiếu mâm ngũ quả với nhiều loại hoa quả tươi, đầy đủ sắc màu và mùi vị. Tùy theo từng gia đình, từng vùng miền mà cách sắp xếp lựa chọn trái cây bày lên mâm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, không bao giờ mâm ngũ quả thiếu được trái bưởi. 

Ngoài lý do Trung thu cũng là mùa thu hoạch những trái bưởi tươi ngon nhất trong năm thì việc cúng bưởi trong ngày rằm tháng 8 còn mang nhiều ý nghĩa truyền thống lâu đời. Từ xa xưa, người ta tin rằng bày bưởi trong ngày này sẽ đem lại may mắn, như một lời chúc phúc cho gia chủ. Trái bưởi mang hình tròn, tượng trưng cho sự sung túc, tụ họp, hội ngộ đủ đầy của cả gia đình.

ly-do-thu-vi-giai-thich-mam-co-trung-thu-luon-co-qua-buoi-1

Trung thu luôn được coi là ngày Tết đoàn viên ở nhiều quốc gia châu Á. Đây được coi là ngày lễ mà con cháu đi làm xa sẽ trở về quây quần với gia đình, ông bà cha mẹ, gặp gỡ anh chị em họ hàng. Theo Epochtimes, trong tiếng Hán, từ "quả bưởi" (du tử) đồng âm với từ "đi lang thang", mang hàm ý hy vọng những người đang phiêu bạt tứ xứ có thể trở về nhà sau những ngày làm ăn nơi đất khách. Ngoài ra từ "bưởi" (you) trong tiếng Hán cũng đọc gần giống với từ có nghĩa là ban phát phước lành, mang lại may mắn, bình an cho gia đình.

Nếu trong nhà có cặp vợ chồng đang mong ngóng chuyện con cái thì việc cúng bưởi trong ngày tết Trung thu lại càng thêm ý nghĩa. Bởi trong ngôn ngữ địa phương, từ "trái bưởi" (youzi) cũng có cách khác đọc gần giống với từ "có con" (hữu tử), quả bưởi căng tròn cũng tượng trưng cho người mẹ đang mang bầu. Vì thế, ăn và cúng bưởi trong ngày rằm tháng 8 còn mang ước nguyện sớm sinh quý tử.

ly-do-thu-vi-giai-thich-mam-co-trung-thu-luon-co-qua-buoi-2

Ở Việt Nam, người dân không chỉ bày quả bưởi chín mọng trong mâm ngũ quả mà còn tạo nên hình nộm chú chó bưởi, dành cho các em nhỏ trong đêm phá cỗ. Tục lệ này bắt nguồn từ sự tích "Chú cuội trông trăng" của người Việt xưa.

Trong câu chuyện đó, chú chó của chàng Cuội từng tình nguyện hiến ruột của mình để thay cho người vợ đã chết của Cuội. Bởi thế, người vợ cải tử hoàn sinh, trở về từ cõi chết. Nhằm hàm ơn hành động trung thành, có tình có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất để thay thế, rồi đặt vào bụng, không ngờ chú chó cũng sống lại. Từ đó, trong đêm phá cỗ trông trăng, người ta thường đặt lên mâm cúng một chú chó làm từ bưởi với ý nghĩa tôn vinh những hành động tốt đẹp.

Theo Ngôi sao

tin mới

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.