Chàng trai Ý gốc Việt muốn tìm cách giúp quê hương hút du khách

"Tên tôi là ghép tên của hai nước đấy", Phan Ngọc Ý Nam, giới thiệu về mình đầy tự hào vì là người gốc Việt.

chang-thanh-nien-goc-viet-muon-quang-ba-du-lich-o-italy

Ý Nam muốn góp phần khiến du khách nước ngoài đến Việt Nam nhiều hơn. Ảnh: NVCC.

Thoáng nhìn, Nam, 23 tuổi, không có nhiều nét của người Việt, mà trông giống người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản hơn. Khi nghe nhận xét như vậy, Nam mỉm cười, cho biết "nhiều người nói thế, nhưng đi đâu tôi cũng giới thiệu mình là Việt một trăm phần trăm".

Nam đang làm thực tập sinh ở Đại sứ quán Italy tại Việt Nam. Đến tháng 9, anh sẽ học tiếng Việt tại Đại học Hà Nội, theo chương trình trao đổi với Đại học Venice. Đây là lần thứ 6 Nam về Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được "hoàn toàn tự do", không đi cùng gia đình.

"Trước đây gặp người miền Bắc, tôi nghe không hiểu gì, vì trong gia đình bố mẹ chỉ nói giọng Đà Nẵng thôi. Nhưng đến giờ thì quen rồi", Nam nói vui, mở đầu câu chuyện.

Với vốn tiếng Việt khá sõi, Nam cho hay mình được sinh ra tại Friuli, một ngôi làng nhỏ ở Venice, phía bắc Italy. Khu vực này chỉ có dân số khoảng 2.000 người và có rất ít người Việt. Bố mẹ Nam kể rằng ông ngoại đã quyết định ở lại đây từ năm 1979, sau một lần đi ăn cưới vì quá yêu quý nơi này. Sau đó ông đưa cả gia đình sang theo, trong đó có các cậu và dì. Hiện bố Nam làm việc trong một công ty sản xuất mắt kính, còn mẹ thì có một tiệm bánh tại gia. 

Lớn lên với bạn bè là người Italy, Nam đôi lúc "không chắc mình là người Việt". Nhưng cảm giác đó nhanh chóng mất đi. 

"Có những điều ban đầu tôi không lý giải được, chẳng hạn mình có những suy nghĩ, quan niệm khác với bạn cùng lứa. Nhưng khi nói chuyện với bố mẹ, người thân trong gia đình thì thấy đồng cảm. Lúc ấy cảm thấy rất yên tâm", Nam chia sẻ.

So với bạn là người phương Tây, Nam thấy mình "có đôi chút bảo thủ hơn". Anh lấy ví dụ như khi ngồi vào bàn ăn thì phải chờ người lớn tuổi, ra đường thấy nam nữ thể hiện tình cảm "thấy không thoải mái lắm".

Nhưng hơn hết, Nam thích khoảng thời gian riêng của gia đình, khi bố mẹ yêu cầu "chỉ tiếng Việt, không tiếng Ý" trong nhà. Có lẽ đó một phần giúp Nam phát huy được năng khiếu về ngôn ngữ của mình. Hiện anh có thể nói cả tiếng Anh, Đức, Hàn Quốc và Trung Quốc.

"Chẳng gì tuyệt vời hơn là về Việt Nam để luyện tập. Tiếng Việt không khó, chủ yếu là phát âm thôi. Nhưng quan trọng là bạn phải thích nó", Nam nói.

Trước đây, Nam thường xuyên phải nói xen tiếng Italy trong một câu, vì không biết nhiều từ tiếng Việt, nhất là những từ khó. Bây giờ anh tự hào "trình của mình lên rất cao", hơn hẳn cô em gái ở nhà.

Về Việt Nam, chàng thanh niên còn thích thú vì biết nhiều món ăn ngon, đặc biệt là vị "nguyên bản" của bún bò Huế, món mà mẹ Nam từng chế biến, với nguyên liệu là mì spaghetii vì không có bún. Các món ăn Nam yêu thích là bánh xèo, bánh bột lọc và bún chả. 

Nhớ lại lần đầu tiên được bố mẹ đưa về Đà Nẵng năm 6 tuổi, Nam vẫn không quên tình cảm gia đình bên nội dành cho mình. Ông bà, cô bác và anh chị em họ ai cũng quấn quýt hỏi han. Nam cũng được nhận nhiều lì xì trong dịp Tết năm đó.

Chàng trai biết đến Hà Nội hai năm trước, thấy thành phố đẹp, thân thiện, nhất là có nhiều đồ ăn ngon và rẻ. Dần dần, Nam cùng bạn bè đi đến nhiều thắng cảnh, đi phượt lên Tây Bắc, Sapa, Mộc Châu, đến Hạ Long, Ninh Bình, xuôi xuống Huế, Hội An, miền Tây. Qua những chuyến đi này, anh biết thêm nhiều bạn là người gốc Việt sinh ra ở các nước khác. 

Niềm say mê của Nam đối với những điểm đến ở quê hương mỗi ngày lại tăng thêm. Anh cũng tò mò tìm hiểu về Việt Nam trên các website du lịch dành cho du khách nước ngoài. Qua một thời gian, Nam ngạc nhiên vì có một số bạn trẻ để lại bình luận cho thấy "chỉ đến Việt Nam cho biết". Dù Việt Nam có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nhưng nhiều người đến mà không biết ý nghĩa của nơi đó. 

"Ở địa đạo Củ Chi, có người đến ngó nghiêng, rồi giơ tay bắn súng trêu nhau. Họ không hiểu những gì diễn ra dưới đường hầm đó, nó ý nghĩa gì trong chiến tranh Việt Nam", Nam nói, không giấu được sự thất vọng.

Điều đó khiến Nam suy nghĩ, rồi anh quyết định chọn vấn đề này để làm khoá luận tốt nghiệp Thạc sĩ của mình. Đề tài là khảo sát cách người nước ngoài đến thăm các di tích lịch sử của Việt Nam.

Cầm trên tay cuốn sách "Chiến tranh Việt Nam" của tác giả Mitchell Hall, Nam cho biết sẽ tìm thêm các cuốn sách khác về đề tài này. Sau đó anh sẽ đến các địa điểm thực tế, trước mắt là cứ điểm Điện Biên Phủ và vĩ tuyến 17. 

"Tôi muốn tìm hiểu vì sao một số bạn trẻ người nước ngoài không có ấn tượng nhiều sau khi đến Việt Nam. Với người Italy, chỉ có người hơn 50 tuổi mới biết về Việt Nam, còn thế hệ thanh niên hầu như không. Nhưng tôi chắc chắn có nhiều điều hấp dẫn mà họ chưa biết cách khám phá hết", Nam nói. 

chang-thanh-nien-goc-viet-muon-quang-ba-du-lich-o-italy-1

Ý Nam cùng bố mẹ và em gái. Ảnh: NVCC.


Theo VNE

tin mới

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.