Nhọc nhằn nghề câu cá bống trên sông Lam

(Baonghean.vn) - Khi nắng hè bắt đầu gay gắt cũng là lúc người dân vạn chài trên sông Lam dong thuyền đi câu cá bống. 

Thuyền câu bống trên sông Lam. Ảnh: Huy Thư
Thuyền câu bống trên sông Lam. Ảnh: Huy Thư

Những ngày này, đi trên Quốc lộ 46, nhìn xuống vực núi Nguộc, thấy nhiều chiếc thuyền con đang chòng chành trên sông Lam, thì đó là những chiếc thuyền câu bống. 

Cá bống có nhiều loại, sống ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Người dân vạn chài trên sông Lam phân biệt và gọi tên các loại cá bống dựa theo màu sắc, hình thù trên da cá: bống đen, bống nâu, bống trắng, bống hoa, bống sọc dưa…

Cá bống thường sống ở những hang đá ngầm, vỉa đá, những nơi có nguồn nước sạch. Trên sông Lam, bống sinh sống từ thượng nguồn cho tới cửa sông, nhưng tập trung nhất vẫn là ở các khúc sông chảy quanh núi - nơi có các vực sâu, lặng nước như núi Già (Đô Lương), núi Nguộc, núi Rồng (Thanh Chương), nún Đụn (Nam Đàn)…

Vực núi Nguộc có vị trí hiểm yếu, nước sâu với nhiều vách chạy dài từ bờ xuống lòng sông là môi trường sinh sống thuận lợi của các loại bống và từ lâu cũng là địa bàn câu bống tập trung của người dân vạn chài các xã ven sông như: Đồng Văn, Ngọc Sơn, Võ Liệt, Thanh Hà (Thanh Chương)…

Mồi câu bống là những con tôm sông đang nhảy tanh tách. Ảnh: Huy Thư
Mồi câu bống là những con tôm sông đang nhảy tanh tách. Ảnh: Huy Thư

Mùa câu bống trên sông Lam bắt đầu từ cuối Xuân kéo dài suốt mùa Hè và kết thúc khi những trận lũ lớn tràn về. Theo người dân làng chài, phương tiện của nghề câu bống có lẽ là đơn giản nhất trong các nghề đánh bắt trên sông, ngoài thuyền câu, chỉ cần một chiếc cần câu nhỏ là có thể hành nghề.

Cần câu là một nhành tre lớn bằng ngón tay cái, dài khoảng 1 m, đầu cần cột một cái móc thép bẻ cong. Dây câu là sợi cước dài  khoảng 5 - 7 có gắn lưỡi câu và trì, được luồn vào móc thép đầu cần câu và được quấn bằng một cái ống nhựa.

Bống là một loài cá dữ, thường tấn công các loài tôm, cá nhỏ hơn ở dưới sông làm thức ăn. Do đó mồi câu bống chuẩn nhất chính là những con tôm sông nhỏ bé. Đêm trước khi đi câu, người dân chài thường đặt “đó” để bắt những con tôm này.

Khi câu, tôm được móc ngược vào lưỡi câu từ đuôi đến đầu, theo những “tay câu” làm như vậy lúc rê câu sẽ thấy con tôm đang chạy giật lùi, khéo nhử bống ra đớp và ít mắc vào các vật cản hơn.

Đội nắng câu bống ngày hè. Ảnh: Huy Thư
Đội nắng câu bống ngày hè. Ảnh: Huy Thư

Thường thì mỗi người đi câu sẽ ngồi trên 1 chiếc thuyền con, ít khi có 2 người ngồi chung thuyền vì khó điều khiển. Thuyền đơn, chân đạp mái chèo, tay rải câu, qua lại, lui tới dễ dàng. Sau khi buông câu, người câu sẽ rê, kéo, lướt, giật con mồi lên cạn, xuống sâu, nhanh, chậm tùy thích. Khi thấy cần câu rung, lắc, nghi là cá đã mớm mồi, “tay câu” sẽ giật mạnh để cá mắc câu, sau đó quấn dây kéo cá lên thuyền.

Anh Ngũ Văn Tuấn (24 tuổi) ở xóm Luân Phượng xã Đồng Văn, một người câu bống thường xuyên ở vực núi Nguộc, cho biết: “Tùy vào thời tiết, vào hên xui của từng người mà được cá nhiều hay ít. Kinh nghiệm cho thấy trời nắng càng to, người câu bống càng trúng vì bống hay ăn mồi”. 

Câu bống là phải biết kiên trì chờ đợi. Ảnh: Huy Thư
Câu bống là phải biết kiên trì chờ đợi. Ảnh: Huy Thư

Nghề câu bống đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Ai nóng vội thì không thể đi câu bống được. Cả ngày phơi nắng, “số hên” thì được một vài cân bống, “số xui” thì không được con nào. Số cá này sau khi câu về, được “truống” sống để đưa đi các chợ quê hoặc lái buôn sẽ đến lấy sỉ tận nhà với giá 100 nghìn đồng/kg.

Cá bống có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như bống kho tiêu, bống nấu canh lá lốt… được nhiều người ưa thích, là thực phẩm ngon, sạch đang được săn lùng trên thị trường.

Do việc sinh sản của cá bống không như các loài cá khác, cùng với việc đánh bắt tận diệt của các loại phương tiện hiện đại như lưới bát quái, kích điện…nên cá bống trên sông Lam đang ngày càng cạn kiệt, người sống bằng nghề câu bống cũng trở nên khó khăn hơn.

Kết quả sau nửa ngày câu bống của một dân chài . Ảnh: Huy Thư
Kết quả sau nửa ngày câu bống của một dân chài. Ảnh: Huy Thư

Anh Tuấn tâm sự: “Dân chài, nhà nào có thuyền lớn, thì họ đi làm cát, còn nhà em thuyền nhỏ nên phải đi bắt cá, ngày đi câu, đêm về thả lưới. Thu nhập từ nghề câu bống khá thất thường nhưng không có nghề chi hơn nên phải làm thôi”.

                                                               Huy Thư

tin mới

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.