Nghề đánh cá đêm trên sông Lam

(Baonghean.vn) - Đêm đêm, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ yên bình, là khi những người dân vạn chài Thanh Chương lại lặn lội để mưu sinh trên dòng Lam.

Ngay từ đầu chiều, người dân các xóm vạn chài Hà Long, xã Thanh Hà, Giang Thủy xã Thanh Giang đã tập trung về các bến trên sông Lam, đoạn giáp ranh giữa hai xã này để đánh cá. Ở đây sông trảng, thẳng, cạn, việc đánh bắt cá có nhiều thuận lợi. Ảnh: Huy Thư
Ngay từ đầu chiều, người dân các xóm vạn chài Hà Long, xã Thanh Hà, Giang Thủy xã Thanh Giang đã tập trung về các bến trên sông Lam, đoạn giáp ranh giữa hai xã này để đánh cá. Ở đây sông cạn, việc đánh bắt cá thuận lợi hơn. Ảnh: Huy Thư
Phương tiện đánh bắt cá chủ yếu là lưới 3 tầng, dài khoảng 150m – 200 m, cao hơn 1m. Thả lưới để bắt cá đêm, mỗi lưới đều gắn với 1 chiếc đèn phao ngoài giúp người đánh cá theo dõi lưới của mình còn báo hiệu cho các thuyền đi lại trên sông biết đường mà né tránh. Thường thì mỗi thuyền có một màu đèn riêng để phân biệt. Ảnh: Huy Thư
Phương tiện đánh bắt cá chủ yếu là lưới 3 tầng, dài khoảng 150m – 200 m, cao hơn 1m. Để bắt cá đêm, mỗi lưới đều gắn với 1 chiếc đèn phao giúp người đánh cá theo dõi lưới của mình và  báo hiệu cho các thuyền đi lại trên sông biết đường tránh. Thường thì mỗi thuyền có một màu đèn riêng để phân biệt. Ảnh: Huy Thư
Mỗi bến sông tập trung mười mấy chiếc thuyền, họ không buông lưới cùng lúc vì lưới sẽ xoắn vào nhau, mà lần lượt hết người này rồi đến người khác. Thời gian mỗi lần buông lưới kể từ lúc rải lưới đến lúc thu về khoảng 30 phút. Đêm thanh vắng, những chiếc thuyền làm cá trên sông lần lượt thay phiên nhau buông lưới cho tới sáng. Ảnh: Huy Thư
Mỗi bến sông tập trung mười mấy chiếc thuyền, họ không buông lưới cùng lúc vì lưới sẽ xoắn vào nhau, mà lần lượt hết người này rồi đến người khác. Thời gian mỗi lần buông lưới kể từ lúc rải lưới đến lúc thu về khoảng 30 phút. Đêm thanh vắng, những chiếc thuyền làm cá trên sông lần lượt thay phiên nhau buông lưới cho tới sáng. Ảnh: Huy Thư
Ra sông từ chiều nên nhiều người phải mang theo cơm cơm, ăn tối ở trên sông. Ảnh: Huy Thư
Ra sông từ chiều nên nhiều người phải mang theo cơm tối tranh thủ ăn lúc chờ thu lưới. Ảnh: Huy Thư
Lúc buông lưới, họ cho thuyền chạy ngang sông, chân đạp mái chèo, tay rải lưới rất nhịp nhàng. Sau khi rải lưới, phao và thuyền cùng trôi xuôi dòng nước khoảng 500 – 700 m, thì thu lưới, bắt cá. Người đàn ông thường đi đánh cá lớn.  Ảnh: Huy Thư
Lúc buông lưới, họ cho thuyền chạy ngang sông, chân đạp mái chèo, tay rải lưới rất nhịp nhàng. Sau khi rải lưới, phao và thuyền cùng trôi xuôi dòng nước khoảng 500 – 700 m, thì thu lưới, bắt cá. Đàn ông thường đánh cá lớn. Ảnh: Huy Thư
Còn phụ nữ thì đi đánh cá nhỏ, cần cù nhặt lượm từng con cá mòi, cá bống… Ảnh: Huy Thư
Còn phụ nữ thì đi đánh cá nhỏ, cần cù nhặt lượm từng con cá mòi, cá bống… Ảnh: Huy Thư
Mỗi lần buông lưới, ai may mắn thì trúng vài con cá vên, mỗi con nặng trên dưới 1kg. Cá vên là loại cá ngon, khi thủy triều dâng thường ngược nước sông Lam vào tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch. Gặp đàn cá thì được hàng chục con, nhưng có khi thức cả đêm cũng không được con nào. Ảnh: Huy Thư
Mỗi lần buông lưới, ai may mắn thì trúng vài con cá vên, mỗi con nặng trên dưới 1kg. Cá vên là loại cá ngon, khi thủy triều dâng thường ngược nước sông Lam vào tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch. Ảnh: Huy Thư
Khi thuyền về bến, mọi người cùng tập trung gỡ cá, cười nói xôn xao. Theo anh Nguyễn Đình Thân (43 tuổi) ở xóm Hà Long xã Thanh Hà, bên cạnh sự vất vả đêm hôm, nhất là những khi trời mưa rét, nghề đánh cá đêm cũng có những giờ phút ấm cúng, vui vẻ. Ảnh: Huy Thư
Khi thuyền về bến, mọi người cùng tập trung gỡ cá, cười nói xôn xao. Theo anh Nguyễn Đình Thân (43 tuổi) ở xóm Hà Long xã Thanh Hà, bên cạnh sự vất vả đêm hôm, nhất là những khi trời mưa rét, nghề đánh cá đêm cũng có những giờ phút ấm cúng, vui vẻ. Ảnh: Huy Thư

                                                                        Huy Thư

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…