Lạ lùng phiên chợ bán thứ 'độc nhất vô nhị'

(Baonghean.vn) - Ở xã Thanh Lương (Thanh Chương) có một cái chợ độc nhất vô nhị - chợ rơm,  nơi chỉ bán duy nhất là rơm để làm thức ăn cho trâu, bò.

Theo người dân địa phương, Thanh Lương là xã nuôi nhiều trâu bò, trong khi đó ruộng đất thì có hạn nên rơm rạ không nhiều, hàng năm đến mùa giáp hạt, trâu bò thường thiếu thức ăn. Do nhu cầu về thức ăn cho gia súc, chợ rơm đã hình thành, tính đến nay cũng đã gần chục năm.

Khách mua bán rơm chủ yếu là người dân các xã quanh vùng như Thanh Lương, Thanh Khai, Thanh Yên, Ngọc Sơn…

Chợ rơm ngày giáp hạt, thỉnh thoảng mới có khách mua rơm. Ảnh: Huy Thư.
Chợ rơm ngày giáp hạt, thỉnh thoảng mới có khách mua rơm. Ảnh: Huy Thư.

Chợ thường họp vào buổi sáng hàng ngày, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và kéo dài cho đến vụ gặt lúa chiêm năm sau. Gọi là chợ nhưng thực ra chỉ là một địa điểm mua bán rơm tự phát, nằm cạnh khu nghĩa trang cũ ở giữa xóm 3. Trước đây, chợ rộng vài trăm mét, nay khu vực quanh chợ đã phát triển, tường cao rào kín, nên người dân phải họp dọc đường.

Mùa này, đi trên quốc lộ 46, đoạn từ xã Ngọc Sơn đến xã Thanh Khai thấy những người phụ nữ đi xe máy chở theo những bó rơm kềnh càng, hướng về chợ Cồn thì đó chính là những người đi bán rơm. Họ thường chuẩn bị “hàng” từ chiều hôm trước, rút rơm ra khỏi cây, chuyển rơm ra khỏi nhà rơm, rồi bó lại cẩn thận theo từng bó nhỏ. Lúc đi chợ, mới đưa rơm lên xe cột thành chồng. Khi đến chợ, ai mua thì chở cả xe rơm về nhà họ.

Một người phụ nữ chở rơm đến chợ bán. Ảnh: Huy Thư.
Một người phụ nữ chở rơm đến chợ bán. Ảnh: Huy Thư.

Có mặt tại chợ rơm khá sớm, chị Nguyễn Thị Lý, ở xóm 8 xã Ngọc Sơn cho biết, nhà chị làm gần 5 sào ruộng, nhưng mùa nào cũng thừa rơm nên phải chở đến đây để bán. Theo chị Lý, đi bán rơm phải chọn ngày trời nắng ráo, sạch sẽ, mới bán được hàng, nếu giữa buổi chợ mà gặp mưa to, coi như ế.

Mỗi xe rơm, tùy vào loại rơm gặt tay hay gặt máy, chất lượng ngon hay dở, số lượng nhiều hay ít, thời gian, thời tiết… mà có giá dao động từ 80 – 120 nghìn đồng. Nhìn chung những ngày mưa rét kéo dài trước và sau tết Nguyên đán, giá rơm thường cao hơn.

Ngày trước, người đi bán rơm thường dùng xe đạp để chở rơm, một bó buộc trên gác, 2 bó buộc hai bên, người không biết đi xe đạp thì cho rơm vào gióng để gánh bộ. Nay người đi chợ bán rơm, chủ yếu dùng xe máy, không chỉ đi về nhanh gọn mà còn chở được nhiều rơm. Họ thường đi thành nhóm vài người “vừa để cho vui, vừa giúp đỡ nhau khi gặp chuyện không may”.

Một góc chợ rơm. Ảnh: Huy Thư.
Một góc chợ rơm. Ảnh: Huy Thư.

Tùy vào phiên chợ, vào chất lượng rơm mà bán được hay không, ai hên thì bán được sớm, ai xui thì ngồi đến trưa vẫn ế, có khi lại chở rơm về. Chị Lý cho biết: “Có hôm, một buổi sáng, tôi bán được 3 xe rơm, bán xong xe này lại về chở xe khác, nhưng có hôm cũng ế đồng loạt, các chị em phải rủ nhau đi bán rao ở các làng xa. Khi đi bán rao như vậy, dân thường ép, nên mỗi xe chỉ 60 – 70 nghìn, chịu thêm tiền xăng cũng phải bán, còn hơn mang về”

Chợ rơm Thanh Lương ngày giáp hạt những năm gần đây không còn đông đúc như các năm trước. Trâu bò tuy không còn là “đầu cơ nghiệp” nhưng vẫn được người dân ở đây nuôi nhiều để làm hàng hóa, làm thực phẩm. Song đời sống của người dân đã khá lên, họ đã tìm được những phương cách thích hợp để đối phó với nạn thiếu thức ăn của gia súc trong  kỳ giáp hạt, như dành đất trồng ngô, cỏ voi, mua thêm thức ăn tinh, thức ăn tổng hợp để dự trữ… nên người mua rơm ngày càng ít đi.

Niềm vui của người phụ nữ khi bán được rơm. Ảnh: Huy Thư.
Niềm vui của người phụ nữ khi bán được rơm. Ảnh: Huy Thư.

Những người phụ nữ xã Ngọc Sơn đi bán rơm đều cho rằng, nếu bán được rơm thì mỗi sào ruộng, tiền bán rơm có khi nhiều hơn tiền bán lúa. Do vậy, ngày mùa ngoài chuyện lo gặt  lấy lúa, họ còn tích cực thu gom, phơi rơm cho khô khén, vàng thơm để làm thức ăn cho trâu, bò và đưa đi chợ bán được giá. Rơm đã trở thành mặt hàng độc đáo của người dân các xã trong vùng.

Về Thanh Lương đi chợ rơm, dẫu không mua rơm cũng một lần được hiểu thêm về cái hay, cái “ngộ” của người dân chợ Cồn.

                                                            Huy Thư

tin mới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2024, sáng 5/5, Đoàn Thanh niên Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Tài chính và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình tặng quà cho các trường học vùng khó khăn huyện Quế Phong.

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy

(Baonghean.vn) - Đêm 3/5 rạng sáng 4/5, tại địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra lốc xoáy gây ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã khẩn trương phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả.

Sáp nhập thị trấn Diễn Châu và xã Diễn Thành: Niềm tự hào một danh xưng

Quê hương không chỉ là tên gọi...

(Baonghean.vn) - Về thăm thị trấn Diễn Châu vào thời điểm những người dân ở đây đang băn khoăn trước đề án sáp nhập, có thể thấy được được tình yêu, niềm tự hào của họ với những giá trị hữu hình của quê hương.

Mở ra cơ hội việc làm ‘khủng’ cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh

Mở ra cơ hội việc làm 'khủng' cho lao động Nghệ An - Hà Tĩnh, tại các khu công nghiệp trên cả nước

(Baonghean.vn) - Vừa qua, Công ty Vinayuuki và Công ty cổ phần Dịch vụ 3 Sao ký kết hợp tác độc quyền cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, giai đoạn 2024-2030, mở ra cơ hội việc làm "khủng" tại các khu công nghiệp trên phạm vi miền Trung và miền Bắc, cho người lao động Nghệ An - Hà Tĩnh.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954/ - 7/5/2024), ngày 3/5, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Đông - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn thành phố Vinh.

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.