Chuyện chưa kể về 4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh

Đằng sau những món tráng miệng nổi tiếng của mùa Giáng sinh là những câu chuyện vô cùng thú vị.

Panettone - Chiếc bánh nho ngọt ngào

Chiếc bánh mì Pannettone là loại bánh cổ truyền của người Milan nước Ý, thường ăn vào dịp Giáng Sinh. Bánh mềm xốp, có vị bơ trứng và hơi ngọt từ nguyên liệu chính đó là nho và hoa quả khô bên trong. 

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 1.

Câu chuyện kể rằng: Có một chàng trai tên Ughetto xuất thân quý tộc tại Milan. Làm nghề nuôi chim ưng cho công tước, trót đem lòng yêu cô con gái của người thợ làm bánh tên là Tony. Do xuất thân thấp kém của cô gái nên cả hai đã không thể đến với nhau. Vậy là chàng trai đã nghĩ ra cách làm trong tiệm bánh của cô gái để họ có thể bên nhau và giúp cô chuẩn bị bánh.

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 2.

Nhưng việc kinh doanh không tốt, chàng bèn nghĩ ra cách bán đi chim ưng của mình, lấy tiền để mua thêm nguyên liệu tốt hơn để làm bánh như: Bơ, hoa quả tẩm đường, nho khô. Sau bao lần cố gắng, cửa tiệm cũng đông nghịt khách xếp hàng đến mua tại tiệm của ông Tony. 

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 3.

Từ đó bánh có tên là Panettone cũng có nghĩa là bánh mì của Tony. Và tên chàng trai Ughetto hao hao giống theo tiếng địa phương nghĩa là nho khô (Ugheti) mà đó cũng chính là nguyên liệu chính cho món bánh này. Từ đó họ giàu có và chàng trai đã có thể kết hôn với nàng.

Buche De Noel - Bánh khúc cây truyền thống

Bánh Buche de Noel còn có tên gọi khác là Yule log cake. Kể rằng vào thời xa xưa trong lễ hội Yule, mọi người phải chuẩn bị khúc gỗ lớn và đốt nó lên trong suốt 12 đêm để chào đón sự trở lại của thần mặt trời vì sự sùng bái thần linh. Nếu khúc cây cháy trước lúc lễ kết thúc sẽ là báo hiệu một điềm không lành cho cả năm.

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 4.

Vì vậy một người thợ làm bánh người Pháp vào năm 1875, đã nghĩ ra làm bánh ngọt hình khúc cây thay cho khúc gỗ thật. Và trang trí thêm cho bánh sinh động như: ông già Noel, cây thông, tuyết...

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 5.

Gingerbread House - Ngôi nhà gừng đáng yêu

Món bánh quy gừng ấm áp thường xuất hiện vào dịp Giáng Sinh. Với hình dạng ngôi nhà xinh xắn phủ đầy tuyết trắng từ đường và trang trí Noel. Bánh được làm từ mật ong đun sôi với gừng cùng các nguyên liệu khác làm nên. 

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 6.

Bánh xuất hiện đầu tiên sau khi câu chuyện cổ tích Hansel và Gretel của anh em nhà Grim ra đời vào thế kỷ thứ 19. Câu chuyện kể về đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Đang đói thì thấy một ngôi nhà làm từ bánh và trang trí rất bắt mắt của mụ phù thuỷ để dụ trẻ em. Từ câu chuyện đó đã gợi lên cảm hứng cho các tiệm bánh ở Đức. Dần về sau bánh phổ biến vào dịp lễ Giáng Sinh.

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 7.

Kẹo cây gậy -  Que kẹo của Chúa

Kẹo hình cây gậy với chút sắc đỏ và vị the mát đã dần phổ biến vào dịp Giáng sinh. Và thường được làm thành vật để có thể trang trí lên cây thông. Câu chuyện đằng sau của chiếc kẹo gậy như thế này. Nếu bạn tinh mắt lật ngược chiếc que kẹo lại sẽ thành chữ cái J trong bảng chữ cái tiếng Anh. 

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 8.

Cũng chính là chữ J trong tên của Chúa Jesus. Màu trắng tượng trưng cho sự trinh tiết của Đức Mẹ Đồng Trinh. Độ cứng của kẹo có ý chỉ sự sắt đá, vững chắc của nhà thờ và lời hứa của Chúa. Màu đỏ biểu tượng cho những giọt máu của Chúa rơi xuống vì phải chịu đựng khi ngài bị đóng và chết trên cây thánh giá.

4 món tráng miệng mang tính biểu trưng của Giáng Sinh và những chuyện chưa kể - Ảnh 9.

 Theo Tri thức trẻ

tin mới

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai