Những người phụ nữ gánh gồng nặng nhọc

(Baonghean.vn) - Nói đến phụ nữ, nhiều người nghĩ ngay đến các chị, các em “chân yếu tay mềm”. Nhưng nhiều người vì kế sinh nhai đã làm những công việc nặng nhọc, vất vả thường dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh như: bốc vác, thợ xây, lao công, tham gia lao động tự do ở "chợ trời"...  Với  nghề này, họ chỉ cần có sức khỏe, không đau ốm, thu nhập ổn định là đủ. 

Trên địa bàn Nghệ An, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ làm công việc vất vả để kiếm sống. Các công việc nặng nhọc như phụ hồ, gánh gạch, khuân vác...những tưởng chỉ dành cho đấng mày râu. - Thế nhưng, đó lại là
Trên địa bàn Nghệ An, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ làm công việc vất vả để kiếm sống. Các công việc nặng nhọc như phụ hồ, gánh gạch, khuân vác...những tưởng chỉ dành cho đấng mày râu. Thế nhưng, đó lại là "kế sinh nhai" của hàng ngàn phụ nữ.
Vì cuộc sống gia đình và “cơm áo gạo tiền”, nhiều phụ nữ chân yếu tay mềm chấp nhận “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” để làm những công việc nặng nhọc. Đối với họ, chỉ cần có sức khỏe, không đau ốm, thu nhập ổn định là đủ.
Vì cuộc sống gia đình và “cơm áo gạo tiền”, nhiều phụ nữ chân yếu tay mềm chấp nhận làm những công việc nặng nhọc. Đối với họ, chỉ cần có sức khỏe, không đau ốm, thu nhập ổn định là đủ.
Làm cái nghề thu nhặt phế liệu, chị Nguyễn Thị Hoa (huyện Hưng Nguyên) chẳng quản nắng mưa, cực nhọc: “Những thứ người ta thừa, bỏ đi mới đến lượt mình mang về dùng. Nếu hôm nào may mắn, kiếm được nhiều sắt vụn cũng được khoảng 150.000 đồng/ngày”. Chị chỉ sợ mình ốm đau, không thể đi kiếm từng đồng tiền về lo cho con.
Làm cái nghề thu nhặt phế liệu, chị Nguyễn Thị Hoa (huyện Hưng Nguyên) chẳng quản nắng mưa, cực nhọc: “Những thứ người ta thừa, bỏ đi mới đến lượt mình mang về dùng. Nếu hôm nào may mắn, kiếm được nhiều sắt vụn cũng được khoảng 150.000 đồng/ngày”. Chị chỉ sợ mình ốm đau, không thể đi kiếm từng đồng tiền về lo cho con.
Chị Hồ Thị Hồng (huyện Nam Đàn) đã làm phụ hồ từ nhiều năm nay. Đôi tay chị chai sần bởi mỗi ngày vác đẩy hàng tấng vật liệu xây dựng.
Chị Hồ Thị Hồng (huyện Nam Đàn) đã làm phụ hồ từ nhiều năm nay. Đôi tay chị chai sần bởi mỗi ngày vác đẩy hàng tấng vật liệu xây dựng.
Giữa cái nắng miền Trung, tại các công trình xây dựng vẫn có những người mẹ đang miệt mài làm việc, cầm bai xây đắp hạnh phúc cho gia đình. Chị Đặng Thị Bình (xã Hưng Hòa, Tp Vinh) đã làm thợ xây 20 năm nay. Ngày trước chị làm nghề thợ xây để nuôi con; Giờ chị vẫn đeo đuổi theo nghề để lo giúp cháu.
Giữa cái nắng miền Trung, tại các công trình xây dựng vẫn có những người mẹ đang miệt mài làm việc, cầm bai xây đắp hạnh phúc cho gia đình. Chị Đặng Thị Bình (xã Hưng Hòa, Tp Vinh) đã làm thợ xây 20 năm nay. Ngày trước chị làm nghề thợ xây để nuôi con, giờ chị vẫn đeo đuổi theo nghề để phụ con, giúp cháu.
Mưa ướt đường trơn, bà Trần Thị Lựu (huyện Nghi Lộc) nhẫn nại chờ khách tới mua rau. Là phụ nữ, bà không có quyền lựa chọn công việc, thời gian đi làm, dù nắng hay mưa, đêm hay ngày.
Mưa ướt đường trơn, bà Trần Thị Lựu (huyện Nghi Lộc) nhẫn nại chờ khách tới mua rau. Gia cảnh nghèo khó, bà không có quyền lựa chọn công việc, thời gian đi làm, dù nắng hay mưa, đêm hay ngày.
Đàn ông đi biển cả; công việc vận chuyển nặng nhọc hậu cần nghề cá thuộc về chị em
Đàn ông đi biển cả, công việc vận chuyển nặng nhọc hậu cần nghề cá thuộc về chị em ở vùng biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Hoàng Mai.
Với những người phụ nữ ở miền núi, nông thôn; Bao việc đồng áng nặng nhọc đều đổ đồn lên vai họ. Các mẹ, các chị bám ruộng đồng, nương rẫy để kiếm cái ăn, cái mặc cho con cái. Mồ hôi nước mắt và nỗi lo thêm nặng oằn đôi vai gầy.
Với những người phụ nữ ở miền núi, nông thôn, bao việc đồng áng nặng nhọc đều đổ đồn lên vai họ. Các mẹ, các chị bám ruộng đồng, nương rẫy để kiếm cái ăn, cái mặc cho con cái. Mồ hôi nước mắt và nỗi lo thêm nặng oằn đôi vai gầy.
Phút nghỉ ngơi qua loa của những người phụ nữ làm nghề cửu vạn giữa thời tiết nắng nóng ở phố.
Phút tranh thủ nghỉ ngơi qua loa của những người phụ nữ làm nghề cửu vạn, bên cạnh họ là những lẵng hoa được bày bán, chuẩn bị 20/10 ở thành phố.


 Thành Cường - Thanh Sơn

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…