Muôn cách ứng phó với 'bà hỏa' ở 'làng cháy"

(Baonghean.vn) - Trong 3 tháng, hơn 20 vụ cháy xảy ra không rõ nguyên nhân, khiến người dân xóm Luân Phượng, xã Đồng Văn (Thanh Chương) vô cùng hoang mang. Cháy đã trở thành nỗi ám ảnh nên các gia đình trong xóm phải tìm cho mình những cách ứng phó thích hợp.

Ở đây, cháy đã thiêu hủy nhiều thứ: nhà cửa, chuồng trâu bò, nhà rơm… nhưng tấn công nhiều nhất vào rơm đã khiến các hộ nông dân mất ăn mất ngủ, ngày không dám đi đâu, đêm thì chong điện cả đêm để canh chừng, nhiều người phát ốm… Con em xóm Luân Phương đi làm, đi học xa cũng không yên lòng.
21 vụ cháy trong vòng 3 tháng ở xóm Luân Phượng đã thiêu hủy nhiều thứ: nhà cửa, chuồng trâu bò, nhà rơm…, nhưng rơm là thứ bị "bà hỏa" tấn công nhiều nhất khiến các hộ nông dân mất ăn mất ngủ, ngày không dám đi đâu, đêm thì chong điện cả đêm để canh chừng. Con em xóm Luân Phương đi làm, đi học xa cũng không yên lòng.
Những hộ dân có nhà rơm, tuy được xây kín tứ bề chỉ trừ 1 cửa nhỏ nhưng ai cũng đề phòng cẩn thận, luôn có xô, chậu, vòi nước, cào sắt đặt bên cạnh, để có sự cố mà dùng.
Những hộ dân có nhà rơm, tuy được xây kín tứ bề chỉ trừ 1 cửa nhỏ nhưng ai cũng đề phòng cẩn thận, luôn có xô, chậu, vòi nước, cào sắt đặt bên cạnh, để sẵn sàng chữa cháy.
Những nhà xây rơm ngoài trời, không có gì che đậy, từ ngày xảy ra nạn cháy  luôn thấp thỏm lo sợ. Nhiều nhà kéo vòi nước bắt vào cây rơm, sẵn sàng tới mức chỉ nghe kêu cháy là đóng cầu giao máy hút nước.
Những nhà xây rơm ngoài trời, không có gì che đậy, từ ngày xảy ra nạn cháy luôn thấp thỏm lo sợ. Nhiều nhà kéo vòi nước bắt vào cây rơm, chỉ nghe kêu cháy là đóng cầu giao máy hút nước.
4.	Có nhà cẩn thận thì thường xuyên phun nước vào rơm. Nhất là những khi trong xóm có cháy hay những hôm trời không mưa, trước lúc đi ngủ thì họ phun cho rơm ướt  đẫm. Theo người dân ở đây, làm như thế để yên tâm hơn, chứ rơm ngoài vườn của một số nhà vẫn cháy giữa trời mưa.
Có nhà cẩn thận thì thường xuyên phun nước vào rơm.Theo người dân ở đây, làm như thế để yên tâm hơn, chứ rơm ngoài vườn của một số nhà vẫn cháy giữa trời mưa.
5.	Nhà bà Lê Thị Thu thì đem hết tất cả những thứ dễ cháy như củi, trấu, vỏ ngô... ở trên chuồng trâu xuống tấp bạt ở ngoài vườn, đề phòng cháy chuồng trâu.
Nhà bà Lê Thị Thu thì đem hết tất cả những thứ dễ cháy như củi, trấu, vỏ ngô... ở trên chuồng trâu xuống tấp bạt ở ngoài vườn, đề phòng cháy chuồng trâu.
6.	Nhiều nhà dùng thuyền kim loại múc nước, bơm nước đầy, đặt cạnh cây rơm hàng tháng trời để phòng cháy.
Nhiều nhà dùng thuyền kim loại múc nước, bơm nước đầy, đặt cạnh cây rơm hàng tháng trời để phòng cháy.
8.	Nhiều nhà có 2, 3 cây rơm ở một chỗ, hay xây rơm ở gần đường, gần cổng đã tổ chức di dời mỗi cây rơm ra mỗi đường hoặc chuyển vào những nơi kín đáo hơn. Trong ảnh: Gia đình ông Nguyễn Văn Hà đang chặt cây cổ thụ ở góc vườn để lấy diện tích chuyển 1 trong 2 cây rơm ở ngoài cổng vào.
Nhiều nhà có 2, 3 cây rơm ở một chỗ, hay xây rơm ở gần đường, gần cổng đã tổ chức di dời mỗi cây rơm ra các vị trí khách nhau hoặc chuyển vào những nơi kín đáo hơn. Trong ảnh, gia đình ông Nguyễn Văn Hà đang chặt cây cổ thụ ở góc vườn để lấy diện tích chuyển cây rơm ở ngoài cổng vào.
9.	Nhiều gia đình trong xóm lo sợ cháy rơm, không còn thức ăn cho trâu bò, đã mạnh dạn chuyển phần lớn số rơm hiện có đi gửi ở những nhà anh em trong xã. Trong ảnh: Những xe rơm chuẩn bị lên đường đi gửi.
Nhiều gia đình trong xóm lo sợ cháy rơm, không còn thức ăn cho trâu bò, đã  chuyển phần lớn số rơm hiện có đi gửi ở những nhà anh em trong xã. Trong ảnh là những xe rơm chuẩn bị lên đường đem đi gửi.
Một số nhà trong xóm, từ ngày xảy ra cháy, đã mua hẳn cả máy rửa xe về, để khi có cháy thì đưa ra dùng. Máy rửa xe có ưu điểm là phụt nước mạnh, một nhà có cháy nhiều nhà đưa máy đến, có thể nhanh chóng dập tắt được đám cháy.
Một số nhà trong xóm, từ ngày xảy ra cháy, đã mua hẳn cả máy rửa xe về, để khi có cháy thì đưa ra dùng. Máy rửa xe có ưu điểm là phụt nước mạnh, một nhà có cháy nhiều nhà đưa máy đến, có thể nhanh chóng dập tắt được đám cháy.
Ông Lê Vinh Thiện thì tự làm một cái kẻng bằng khúc sắt phế liệu, nhưng kêu rất vang. Khi có cháy thì ông Thiện sẽ đi khắp xóm đánh kẻng để báo tin cho mọi người tới chữa cháy. Cái kẻng này có từ hồi tháng 6, lúc nạn cháy xảy ra rầm rộ, nay cứ nghe tiếng “kẻng ông Thiện” là trong xóm có cháy.
Ông Lê Vinh Thiện thì tự làm một cái kẻng bằng khúc sắt phế liệu, nhưng kêu rất vang. Khi có cháy, ông Thiện đi khắp xóm đánh kẻng để báo tin cho mọi người tới chữa cháy. 

 Huy Thư

tin mới

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.