Khó nhọc nghề đốn keo rừng

(Baonghean.vn) - Khi công tác trồng rừng được đẩy mạnh, những đồi núi miền Tây được bao phủ bởi những rừng keo nguyên liệu bạt ngàn, thì nghề đốn keo rừng, thu hoạch lâm sản cũng được hình thành. Đây là một trong những nghề vất vả, lao động khó nhọc và tiềm ẩn không ít hiểm nguy.

Người làm nghề đốn keo đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai, vì công việc nặng, lại thức khuya dậy sớm. Hàng ngày, từ 5h sáng, khi chưa rõ mặt người, họ đã làm việc trên đồi để tránh nắng to giữa đồi trọc.
Người làm nghề đốn keo đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai, vì công việc nặng, lại thức khuya dậy sớm. Hàng ngày, từ 5h sáng, khi chưa rõ mặt người, họ đã làm việc trên đồi để tránh nắng to giữa đồi trọc.
Những người đốn keo thường làm theo nhóm, nhận khai thác “trọn gói” cho một chủ mua keo nào đó. Mỗi nhóm trên dưới 10 người (có thể khác hoặc cùng xã) đủ cả nam, nữ để phân chia công việc, như: phát sảy, bóc vỏ, bốc vác… Mỗi nhóm thường có 1 người mang máy để cắt cây.
Những người đốn keo thường làm theo nhóm, nhận khai thác “trọn gói” cho một chủ mua keo nào đó. Mỗi nhóm trên dưới 10 người (có thể khác hoặc cùng xã) đủ cả nam, nữ để phân chia công việc, như: phát sảy, bóc vỏ, bốc vác… Mỗi nhóm thường có 1 người mang máy để cắt cây.
Đốn keo, năng suất hay không, dễ hay khó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhân lực, phương tiện, địa hình, mật độ của cây...  Trong đó, điều mà mọi người quan tâm hàng đầu là địa hình nơi khai thác, núi cao hay đồi thoải.  Nếu đồi thoải, có đường sá thuận tiện, công việc đốn keo sẽ dễ dàng hơn. Trong ảnh: Cột dây ở ngọn cây cao trước khi chặt.
Đốn keo, năng suất hay không, dễ hay khó, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhân lực, phương tiện, địa hình, mật độ của cây... Trong đó, điều mà mọi người quan tâm hàng đầu là địa hình nơi khai thác, núi cao hay đồi thoải. Nếu đồi thoải, có đường sá thuận tiện, công việc đốn keo sẽ dễ dàng hơn. Trong ảnh: Cột dây ở ngọn cây cao trước khi chặt.
Nhiều khi, muốn cây đổ cho đúng hướng, cũng tốn khá nhiều công sức.
Nhiều khi, muốn cây đổ cho đúng hướng, cũng tốn khá nhiều công sức.
Cây sau khi đốn ngã, phải cắt thành đoạn dài chừng 2,5 – 3m, yêu cầu bóc vỏ sạch trước khi bốc xếp lên xe. Nếu cây to, có thể bóc vỏ trước khi đốn cây. Việc bóc vỏ keo tốn rất nhiều thời gian, cây càng nhỏ, bóc càng khó.
Cây sau khi đốn ngã, phải cắt thành đoạn dài chừng 2,5 - 3m, yêu cầu bóc vỏ sạch trước khi bốc xếp lên xe. Nếu cây to, có thể bóc vỏ trước khi đốn cây. Việc bóc vỏ keo tốn rất nhiều thời gian, cây càng nhỏ, bóc càng khó.
Ngày trước người đốn keo thường dùng xà beng, dao để bóc vỏ cây, bây giờ thì họ dùng chiếc móc bằng thép bẻ cong rất thuận tiện.
Ngày trước người đốn keo thường dùng xà beng, dao để bóc vỏ cây, bây giờ thì họ dùng chiếc móc bằng thép bẻ cong rất thuận tiện.
Tuy công việc vất vả, nặng nhọc, nhiều khi còn nguy hiểm (bị cây kẹp bầm dập, gãy chân tay; ong đốt sưng mặt mũi; dao, rìu chặt nhằm thân thể…) nhưng người làm keo vẫn vui tươi. Nói như một phụ nữ quê xã Thanh Thủy (Thanh Chương): “Có khổ cũng làm vì không biết làm việc chi hơn, nên cứ lạc quan cho mau xong việc”.
Tuy công việc vất vả, nặng nhọc, nhiều khi còn nguy hiểm (bị cây kẹp bầm dập, gãy chân tay; ong đốt sưng mặt mũi; dao, rìu chặt nhằm thân thể…) nhưng người làm keo vẫn vui tươi. Nói như một phụ nữ quê xã Thanh Thủy (Thanh Chương): “Có khổ cũng làm vì không biết làm việc chi hơn, nên cứ lạc quan cho mau xong việc”.
Vận chuyển keo là công việc nặng nhọc nhất, phải qua nhiều “hịch”, nhiều đoạn đường khó đi, lắm vật cản. Lúc chuyển keo, phụ nữ vác trên vai những khúc cây 45 - 50 kg là chuyện thường tình. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại, áo quần ướt đẫm.
Vận chuyển keo là công việc nặng nhọc nhất, phải qua nhiều “hịch”, nhiều đoạn đường khó đi, lắm vật cản. Lúc chuyển keo, phụ nữ vác trên vai những khúc cây 45 - 50 kg là chuyện thường tình. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại, áo quần ướt đẫm.
Nếu khai thác trên đỉnh núi, họ có thể sắp xếp cây thành những khối lớn, nặng khoảng 1,5 – 2 tấn, cột dây, quay chặt rồi cùng nhau đẩy, lăn cho khối cây rơi xuống núi.
Nếu khai thác trên đỉnh núi, họ có thể sắp xếp cây thành những khối lớn, nặng khoảng 1,5 - 2 tấn, cột dây, quay chặt rồi cùng nhau đẩy, lăn cho khối cây rơi xuống núi.
Đi làm xa, người đi đốn keo thường mang theo thức ăn, nước uống để tranh thủ ăn giữa buổi lấy sức. Trên đỉnh núi, bữa ăn lấy cây rừng làm đũa, cơm vắt cũng thấy ngon.
Đi làm xa, người đi đốn keo thường mang theo thức ăn, nước uống để tranh thủ ăn giữa buổi lấy sức. Trên đỉnh núi, bữa ăn lấy cây rừng làm đũa, cơm vắt cũng thấy ngon.
Nếu chỗ khai thác, ô tô không vào chở keo được, thì mọi người phải dùng xe trâu để tăng bo từng chuyến khó nhọc ra đường lớn.
Nếu chỗ khai thác, ô tô không vào chở keo được, thì mọi người phải dùng xe trâu để tăng bo từng chuyến khó nhọc ra đường lớn.
Những nơi chỉ ô tô trọng tải nhỏ mới vào được, cũng phải sắp xếp keo 2 lần, từ nơi khai thác lên xe nhỏ, rồi từ xe nhỏ sang xe lớn. Sắp xếp ngăn nắp, trọng lượng lớn thì càng lợi cho người làm công. Mỗi tấn cây keo, chủ buôn sẽ trả công đốn keo là 150 nghìn đồng. Chị Lê Thị Sen (29 tuổi) quê ở xóm 11, xã Thanh Long, khai thác keo tại xã Thanh Thủy chia sẻ: “Tui đã có 10 năm trong nghề đốn keo. Nghề ni đi sớm về khuya, có khi 12 giờ đêm lỡ hàng vẫn chưa về, nhưng tiền công cũng chỉ kiếm được 150 – 250 nghìn đồng/ngày, rất vất vả”.
Những nơi chỉ ô tô trọng tải nhỏ mới vào được, cũng phải sắp xếp keo 2 lần, từ nơi khai thác lên xe nhỏ, rồi từ xe nhỏ sang xe lớn. Sắp xếp ngăn nắp, trọng lượng lớn thì càng lợi cho người làm công. Mỗi tấn cây keo, chủ buôn sẽ trả công đốn keo là 150 nghìn đồng. Chị Lê Thị Sen (29 tuổi) quê ở xóm 11, xã Thanh Long, khai thác keo tại xã Thanh Thủy chia sẻ: “Tui đã có 10 năm trong nghề đốn keo. Nghề ni đi sớm về khuya, có khi 12 giờ đêm lỡ hàng vẫn chưa về, nhưng tiền công cũng chỉ kiếm được 150 - 250 nghìn đồng/ngày, rất vất vả”.

                                                       Huy Thư

tin mới

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.