Về nơi nông dân phải bỏ bạc triệu mua nước sinh hoạt

(Baonghean.vn) - Làng Mỹ Hòa (nay là xóm 9) xã Nghi Mỹ là vùng thấp trũng, được xem là rốn lũ của huyện Nghi Lộc. Hơn một trăm hộ dân ở đây không chỉ vất vả vào mùa mưa lụt mà còn khốn khổ với tình trạng thiếu nước sinh hoạt quanh năm.

Một góc làng Mỹ Hòa .
Một góc làng Mỹ Hòa .

Chúng tôi có mặt tại làng Mỹ Hòa vào buổi gần trưa một ngày đầu tháng 6. Trải qua một quãng đường đầy nắng, bụi, khi vào hộ dân đầu tiên của làng, nơi muốn đến đầu tiên là cái giếng nước của nhà để mong được làm dịu cái nóng bức đến rát bỏng thịt da. Nhưng rồi, ai cũng phải thất vọng khi thấy nước giếng đây có màu đục vàng như nước dưa.

Ông Nguyễn Đức Vinh - bí thư chi bộ xóm 9 (làng Mỹ Hòa) ái ngại cho biết: "Ở làng Mỹ Hòa, hầu như nhà nào cũng phải sử dụng nguồn nước giếng như thế này để rửa ráy, tắm giặt, cho trâu bò uống. Còn nước sinh hoạt bình thường như ở các làng xóm khác thì phải mua nên quý lắm, chỉ để nấu ăn thôi".

Chị Ngô Thị Cường - làng Mỹ Hòa:
Chị Ngô Thị Cường - làng Mỹ Hòa: "Nước mưa, nước giếng khoan mua về chỉ để nấu ăn, uống. Chỉ có trẻ con mới được ưu tiên dùng nước này để tắm".

Đến nhà chị Ngô Thị Cường khi chị đang tắm cho cháu nhỏ khoảng 3 tuổi. Chị Cường cho biết: "Hôm qua gia đình mới mua hai khối nước, nhưng trời nắng nóng thế này thì gia đình phải thật tiết kiệm. Chỉ có trẻ nhỏ mới được ưu tiên tắm bằng nguồn nước mua về. Nhiều khi người lớn phải dùng lại nước tắm của bọn trẻ".

Nhà ông Võ Văn Lý xây bể nước mưa có dung tích 20m3. Đầu năm, nước mưa đầy bể nhưng giờ đã cạn kiệt. Nếu trời không mưa thì gia đình phải mua nước như mọi nhà.
Nhà ông Võ Văn Lý xây bể nước mưa có dung tích 20m3. Đầu năm, nước mưa đầy bể nhưng giờ đã cạn kiệt. Nếu trời không mưa thì gia đình phải mua nước như mọi nhà.

Tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt của gia đình chị Cường cũng là cảnh ngộ chung của 120 hộ dân với 500 nhân khẩu ở làng Mỹ Hòa này. Cách thị trấn Quán Hành không xa, chỉ 10 km về phía Tây, làng Mỹ Hòa nằm lọt giữa bốn xứ đồng: Trọt Đình, Trọt Chia, Trọt Đều và Đồng Đen, biệt lập với các khu dân cư khác của xã Nghi Mỹ. Là vùng thấp trũng nên nguồn nước ngầm ở đây thường khá dồi dào, kể cả mùa nắng hạn.

Thế nhưng, nước ngầm ở đây từ độ sâu ba mét trở xuống lại bị nhiễm mặn. Nước mặn đến nỗi không thể dùng để tắm giặt chứ nói gì để ăn. Trâu bò uống phải nước ngầm nhiễm mặn là bị tiêu chảy liền. Nhiều hộ đã bỏ tiền triệu để khoan giếng ngầm, mũi khoan đặt thử khắp làng mà chẳng nơi nào tìm ra được một giọt nước ngọt.

Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiều hộ gia đình phải đào giếng nông, cho nước ngoài ao hồ ngấm vào lấy nước phục vụ rửa, tắm giặt.
Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiều hộ gia đình phải đào giếng nông, cho nước ngoài ao hồ ngấm vào lấy nước phục vụ rửa, tắm giặt.

Trước đây, cả làng Mỹ Hòa dùng chung nguồn nước giếng Đình. Nước giếng lấy từ con sông Mới ở cạnh bên, chảy qua đồng ruộng ngấm vào. Cách đây chục năm, UBND xã Nghi Mỹ đã tổ chức xây lại tường bao xung quanh, xây bể lọc lắng trước khi nước được dẫn vào giếng. Nay do nước sông Mới, nước trên mặt ruộng xung quanh bị ô nhiễm nặng bởi rác thải, xác súc vật và thuốc bảo vệ thực vật nên không còn ai ra giếng để lấy nước nữa.

Nguồn nước giếng Đình bị ô nhiễm nặng nên giếng trở thành hoang phế.
Nguồn nước giếng Đình bị ô nhiễm nặng nên giếng trở thành hoang phế.

Một số ít hộ gia đình có điều kiện thì xây hệ thống bể lọc thủ công nhằm cải thiện phần nào chất lượng nước. Phần lớn thì chỉ có cách là đào giếng nông cạnh ao nhà, cho nước ao ngấm qua đất vào giếng. Hộ nào không có điều kiện như vậy thì phải trực tiếp dùng nước ao để sinh hoạt. Do thường xuyên phải dùng nước nhiễm bẩn nên nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa là khá cao.

Số điện thoại cung ứng
Số điện thoại cung ứng "nước sạch" được in trước cổng mọi nhà.

Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng, người dân làng Mỹ Hòa phải chuyển sang hứng nước mưa để ăn uống hoặc mua nước giếng khoan của các hộ dân xóm khác để dùng. Giá nước bán tại nhà là 120 đến 130 ngàn đồng một mét khối. Tính ra, một năm hộ dùng ít nhất cũng phải hết 1,5 triệu đồng tiền nước phục vụ nấu ăn, uống. Ở làng quê nghèo khó, sản xuất thuần nông như Mỹ Hòa thì chừng ấy tiền ấy cũng là một khoản không nhỏ.

Nhật Tuấn

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.