Người dân khắp nơi đổ về đền Hùng bái tổ

Dù đi ngược về xuôi, hàng triệu người dân nhớ ngày giỗ Tổ lại về Phú Thọ lễ bái các vua Hùng. Nhiều cụ già gần 80 tuổi vẫn háo hức leo hơn 500 bậc thang lên đến đền Thượng trên đỉnh núi để thắp hương.

Chiều 15/4, trước ngày giỗ Tổ mùng 10/3 âm lịch một ngày, nhân dân các tỉnh thành đổ về Phú Thọ dự quốc giỗ.
Chiều 15/4, trước ngày giỗ Tổ mùng 10/3 âm lịch một ngày, nhân dân các tỉnh thành đổ về Phú Thọ dự quốc giỗ.
Ban tổ chức lễ hội đền Hùng cho biết, khoảng 5,5 triệu lượt khách về trước ngày chính giỗ. Dự kiến ngày mai, lượng khách sẽ tăng thêm khoảng 1,5 triệu, nâng tổng số người về dự lễ lên 7 triệu.
Ban tổ chức lễ hội đền Hùng cho biết, khoảng 5,5 triệu lượt khách về trước ngày chính giỗ. Dự kiến ngày mai, lượng khách sẽ tăng thêm khoảng 1,5 triệu, nâng tổng số người về dự lễ lên 7 triệu.
Gia đình anh Phùng Quang Ngọc ở miền Trung lên Việt Trì từ sáng. Đi đền Hùng (xã Hy Cương, TP Việt Trì) vài năm, biết leo lên thăm các đền xong sẽ rất mệt nên họ mang theo chiếu, nước uống, đồ ăn.
Gia đình anh Phùng Quang Ngọc ở miền Trung lên Việt Trì từ sáng. Đi đền Hùng (xã Hy Cương, TP Việt Trì) vài năm, biết leo lên thăm các đền xong sẽ rất mệt nên họ mang theo chiếu, nước uống, đồ ăn.
Đôi vợ chồng trẻ người Tuyên Quang đi cùng người thân xuống Việt Trì từ sáng sớm, sau khi cho các con đi thăm thú, thắp hương ở các đền thì ngồi nghỉ chân cho đỡ mệt.
Đôi vợ chồng trẻ người Tuyên Quang đi cùng người thân xuống Việt Trì từ sáng sớm, sau khi cho các con đi thăm thú, thắp hương ở các đền thì ngồi nghỉ chân cho đỡ mệt. "Chiều nay chúng mình về luôn, ngày mai chắc sẽ rất đông, sợ không chen chân nổi", người chồng cho biết.
Dòng người chen nhau leo hơn 500 bậc thang từ chân núi Nghĩa Lĩnh lên các đền trên cao để lễ bái. Quần thể đền Hùng bao gồm lăng vua Hùng, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng. Tương truyền đây là nơi người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên ngôi lấy niên hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Dòng người chen nhau leo hơn 500 bậc thang từ chân núi Nghĩa Lĩnh lên các đền trên cao để lễ bái. Quần thể đền Hùng bao gồm lăng vua Hùng, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng. Tương truyền đây là nơi người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên ngôi lấy niên hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Người dân đặt lễ, thắp hương ở đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng lập quán xá nghỉ ngơi, bàn việc với lạc hầu. Cũng nơi đây, hoàng tử Lang Liêu - con trai của Hùng Vương thứ sáu dâng bánh chưng, bánh giày lên vua cha ngày Tết.
Người dân đặt lễ, thắp hương ở đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng lập quán xá nghỉ ngơi, bàn việc với lạc hầu. Cũng nơi đây, hoàng tử Lang Liêu - con trai của Hùng Vương thứ sáu dâng bánh chưng, bánh giày lên vua cha ngày Tết.
Người dân lễ bái trước đền Thượng, nằm ở vị trí cao nhất của núi Hùng. Đền Thượng là nơi các vua Hùng làm lễ tế trời đất, thần núi, thần lúa. Đền còn có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện hay còn gọi là điện cầu trời, điện ở giữa chín tầng mây. Trong đền có bức đại tự Nam Việt triệu tổ, nghĩa là Tổ khai sáng của nước Nam.
Người dân lễ bái trước đền Thượng, nằm ở vị trí cao nhất của núi Hùng. Đền Thượng là nơi các vua Hùng làm lễ tế trời đất, thần núi, thần lúa. Đền còn có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện hay còn gọi là điện cầu trời, điện ở giữa chín tầng mây. Trong đền có bức đại tự Nam Việt triệu tổ, nghĩa là Tổ khai sáng của nước Nam.
Nhiều người đứng ở ngoài chiêm bái hậu cung - nơi được cho là linh thiêng nhất đền Thượng.
Nhiều người đứng ở ngoài chiêm bái hậu cung - nơi được cho là linh thiêng nhất đền Thượng.
Người dân bê đồ lễ từ dưới chân núi lên đền.
Người dân bê đồ lễ từ dưới chân núi lên đền.
Bà Hoàng Thị Hạnh ở Thái Bình đã 78 tuổi, leo hơn 500 bậc thang vẫn tươi cười vì lên được đến đền Thượng.
Bà Hoàng Thị Hạnh ở Thái Bình đã 78 tuổi, leo hơn 500 bậc thang vẫn tươi cười vì lên được đến đền Thượng. "Đây là năm thứ ba tôi đi đền Hùng rồi, giỗ Tổ nên mình phải về thắp hương chứ", bà nói.
Dù có biển đề nghị du khách không ném tiền lẻ nhưng trong giếng Rồng thuộc di tích đền Giếng vẫn đầy tiền lẻ. Tương truyền, sau khi tổ mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành 100 người con trai đã dùng nước giếng này tắm cho các con. Năm 2002, các nhà khoa học khai quật tại khu vực giếng cổ đã phát hiện trong lòng giếng những dấu tích văn hóa các thời kỳ Lý - Trần - Lê - Nguyễn.
Dù có biển đề nghị du khách không ném tiền lẻ nhưng trong giếng Rồng thuộc di tích đền Giếng vẫn đầy tiền lẻ. Tương truyền, sau khi tổ mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành 100 người con trai đã dùng nước giếng này tắm cho các con. Năm 2002, các nhà khoa học khai quật tại khu vực giếng cổ đã phát hiện trong lòng giếng những dấu tích văn hóa các thời kỳ Lý - Trần - Lê - Nguyễn.
Nhiều gia đình thuê chiếu ngồi mát với giá 20.000 đồng/giờ. Vào 7h sáng mai, mùng 10/3 âm lịch sẽ có lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương. Cùng với Phú Thọ, các địa phương trên toàn quốc có đền thờ vua Hùng, danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương sẽ đồng loạt dâng hương.
Nhiều gia đình thuê chiếu ngồi mát với giá 20.000 đồng/giờ. Vào 7h sáng mai, mùng 10/3 âm lịch sẽ có lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương. Cùng với Phú Thọ, các địa phương trên toàn quốc có đền thờ vua Hùng, danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương sẽ đồng loạt dâng hương. "Đây là điểm mới trong lễ giỗ tổ Hùng Vương năm nay. Đến năm 2017, nghi thức dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương có thể sẽ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mẫu hoá trên cả nước", bà Nguyễn Thị Tuyết Chinh, Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Phú Thọ cho biết.

tin mới

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.