Dân sành Hà Nội: Nhà lầu, xe hơi... ăn dè tóp mỡ!

Tóp mỡ rim mắm, xào tỏi, xào dưa chua, băm nhỏ để rang cơm - món ăn của thời bao cấp Việt Nam nay bỗng dưng được dân nhà giàu Hà Nội háo hức "săn" mua về ăn. Thậm chí, nhiều gia đình còn phải ăn dè, chia đếm từng miếng tóp mỡ một.

Mốt ăn tóp mỡ 'bao cấp'

Vừa đỗ chiếc xe ôtô màu trắng sang trọng, bóng loáng trước một cửa hàng thực phẩm sạch trên đường Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội), chị Đặng Phương Thảo ở Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) bước nhanh vào trong, hỏi nhân viên bán hàng “Tóp mỡ chị đặt tuần trước có rồi đúng không em?”. Ngay sau đó, chị cười khoái chí vì nhận được câu trả lời “Tóp mỡ của chị có rồi ạ”.

Chị Thảo chia sẻ, tóp mỡ chị đặt mua không phải từ mỡ lá mà là mỡ khẩu nên ăn cực kỳ thơm, tóp lại giòn, không quá béo ngậy. Loại tóp mỡ này có thể chế biến thành đủ các món như: om dưa, xào dưa, băm nhỏ rang cơm hay đơn giản hơn là là rim mắm Phú Quốc ăn với cơm trắng cũng “đánh bay” được mấy bát cơm.

Món tóp mỡ phổ biến thời bao cấp nay được dân nhà giàu Hà Nội mua ăn
Món tóp mỡ phổ biến thời bao cấp nay được dân nhà giàu Hà Nội mua ăn

Hôm đầu tiên, thấy chị xách túi tóp mỡ kèm túi dưa chua về để nấu ăn tối, mẹ chồng chị bảo, tthời kỳ bao cấp thịt lợn hiếm phải chờ có tem phiếu mới mua được mấy lạng. Mua về rồi thì cắt ra phân loại, thịt nạc để làm ruốc cho các con ăn dần, phần mỡ đem rán lên lấy mỡ xào nấu sau này. Còn tóp mỡ cũng được cất đi để ăn dần.

Mẹ chồng chị còn nói, thời đó, cuộc sống khổ cực khổ, gạo không có đủ để ăn, nhiều khi phải độn cơm với chuối, với sắn nên bữa cơm có một vài miếng tóp mỡ ăn cùng thì quý và sang như thời bây giờ dân được ăn trứng cá tầm.

Kể từ đó, các thành viên trong gia đình chị khoái ăn món tóp mỡ. Hôm nào có món tóp mỡ cũng chạy cơm. Tuy nhiên, chị Thảo cho biết thêm, ở Hà Nội bây giờ tìm mua được món tóp mỡ cũng không dễ dàng gì, chị toàn phải đặt hàng trước cả tuần mới có. Khi mua được cũng phải ăn dè xẻn vì sợ hết, lúc thèm, muốn ăn lại không mua được ngay.

“Thế nên, thời nay tóp mỡ cũng quý và hiếm chẳng khác gì thời bao cấp mà mẹ chồng tôi kể”, chị nói.

Chị Nguyễn Thị Loan ở Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng chia sẻ, cứ một tháng hai lần chị đặt mua tóp mỡ về ăn với số lượng 2kg cho mỗi lần đặt.

Chị kể, lúc còn nhỏ ở quê, cuộc sống của gia đình khó khăn vất vả, bố mẹ không có tiền mua thịt cho con ăn, chỉ có tiền mua mỡ về rán lấy mỡ nước nấu các món ăn khác, phần tóp mỡ được cất riêng để rim mắm hay sốt với cà chua ăn dần. Lớn lên nhà có điều kiện, cuộc sống khấm khá hơn, thay vì dùng mỡ gia đình chị chuyển sang ăn dầu vì tiện lợi nên món tóp mỡ cũng chỉ là quá khứ.

“Giờ muốn ăn tóp mỡ mà hơi khó mua. Tôi cứ phải đặt của mấy bà hàng thịt ở quê gửi lên cho”, chị Loan nói. Lợn ở quê nuôi cám ngô, sắn dân tự nấu nên nhiều mỡ, lọc mỡ khẩu đó ra đem rán tóp mới thơm ngon, đảm bảo sạch.

“Hôm trước chưa kịp đặt mua, nhà còn có một ít, lúc nấu ăn chồng tôi còn ngồi đếm miếng để chia đôi số tóp mỡ đó làm hai phần, một phần để xào dưa ăn bữa tối, phần còn lại để băm nhỏ rang cơm ăn bữa sáng”, chị Loan nói.

Hiện nay tóp mỡ có giá cao gần gấp đôi so với giá thịt lợn ngoài chợ nhưng vẫn được nhiều người đặt mua
Hiện nay tóp mỡ có giá cao gần gấp đôi so với giá thịt lợn ngoài chợ nhưng vẫn được nhiều người đặt mua

Đắt gần gấp đôi thịt, vẫn tranh mua

Trao đổi với PV, anh Nguyễn Thành Trung, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, dân Hà Nội đang rộ lên mốt ăn tóp mỡ lợn dù có giá 150.000 đồng/kg, đắt gần gấp đôi so với thịt lợn.

Cách đây gần nửa năm, anh bắt đầu bán thịt lợn quê, thấy lợn khá nhiều mỡ nên anh nhờ thợ lọc bớt những phần đó ra để rán lấy mỡ nước bán riêng. Lúc đó, nhiều người hỏi mua cả tóp mỡ. Thế nên anh nhờ mối tìm mua thịt mỡ ở quê và rán lấy tóp mỡ bán cho khách ở Hà Nội.

Anh Trung chia sẻ, loại tóp này không phải là miếng mỡ bóc ra từ phần dính vào nội tạng của con lợn (mỡ lá) mà là mỡ khẩu (phần mỡ mông, vai, cổ của lợn) được lọc riêng ra rồi thái nhỏ, sau đó rán lên. Tất nhiên, loại tóp mỡ này đảm bảo sạch.

Miếng tóp mỡ giòn, không quá béo ngậy, lại thơm, ăn miếng tóp thỉnh thoảng có dính chút thịt nạc thì hơi dai dai, làm đồ nhậu cực ngon, anh nói.

Tuy nhiên, để miếng tóp được thơm, ngon, rán lên hơi có màu hơi vàng thì lúc làm phải sơ chế rất kỹ. Ví như, thịt mỡ thái nhỏ rửa sạch, sau đó cho đổ nước vào nồi đun sôi. Khi mỡ chín, đổ ra chậu rồi rửa sạch lại một lần nữa. Lúc này mùi hôi của lợn không còn. Để mỡ thật ráo nước rồi mới cho lên rán. Làm vậy mỡ sẽ ngon, mỡ nước cũng sẽ sạch và có màu trắng tinh.

Theo anh Trung, khách thì nhiều mà một con lợn lọc ra lấy phần thịt nhiều mỡ ít nạc thì chỉ được 3-4 kg nên tóp mỡ khá hiếm. Thường khách hàng của anh phải đặt trước từ 5-7 ngày mới có.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.