Gìn giữ mâm cỗ cổ truyền ngày Tết

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh..." - Chỉ nghe đôi câu đối này người ta đã hình dung ra ngay không khí đón Tết của người Việt, không hẳn vì nó luôn được nhắc đến trong những ngày đầu năm mới, mà chỉ những món ăn kia thôi đã gợi nhớ đến hương vị Tết cổ truyền.
Vì là “ăn Tết”
Những đứa trẻ với tất cả sự háo hức, mong ngóng, tíu tít bên bố mẹ xem chuẩn bị những món ăn, ngủ gật cả bên cạnh bếp củi để chờ bánh chưng chín... Dường như, những điều giản dị đó đã làm nên những cái Tết đầm ấm, hạnh phúc cho tuổi thơ biết bao thế hệ người Việt. Bởi thế, nhắc đến ngày Tết, người ta nghĩ ngay đến mâm cỗ. 
Hiếm thấy hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng trong cuộc sống hiện đại. Ảnh minh họa
Hiếm thấy hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng trong cuộc sống hiện đại. Ảnh minh họa
Cũng có lẽ vì thế mà người ta thường gọi là “ăn Tết” chứ không phải “chơi Tết” hay gì khác, những món ăn cổ truyền đã làm nên dư vị đặc biệt của ngày đầu năm, và mâm cỗ Tết cũng quan trọng hơn tất cả, bởi mâm cơm ấy là mâm cơm sum họp, mâm cơm đoàn viên...
Ngoài các công việc khác, chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên chiều ngày 30, giao thừa và sáng mồng 1 là công việc quan trọng nhất của mỗi gia đình. Cỗ tết truyền thống của người Việt trên khắp mọi miền đất nước đều có những món truyền thống như bánh chưng, gà luộc, xôi, giò chả... nhưng cũng có những nét khác biệt, thêm bớt các món, tùy vào tập quán, khí hậu của mỗi vùng miền.
Là người có nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu và phục dựng thành công nhiều món ăn cổ truyền, chuyên gia ẩm thực Nguyễn Phương Hải chia sẻ: “Tùy từng nơi mà có cách tổ chức mâm cơm Tết khác nhau. Cũng tùy từng điều kiện mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cơm Tết theo kiểu 8 bát, 8 đĩa với nhà giàu hay 6 bát, 6 đĩa hoặc 6 đĩa 3 bát với những gia đình trung lưu hoặc ít có điều kiện. Với người Hà Nội, dù làm cỗ to, nhỏ thế nào thì mâm cơm cúng cũng không thể thiếu các món ăn cổ truyền như: hành muối, thịt đông, thịt gà, xôi gấc, giò lụa, chả quế, canh bóng, măng, miến nấu... Ngoài cơm cúng, còn có các món chè, bánh tự làm như: chè kho, chè con ong, mứt quất, mứt hồng bì... Mỗi món đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn thực phẩm từ vài tháng trước, đến cách chế biến tỉ mẩn, tinh tế, cầu kỳ, và trình bày theo kiểu “đủ lệ, đủ món” nhưng cũng hết sức tiết kiệm”.
Mâm cỗ có vị trí đặc biệt trong ngày Tết không chỉ vì truyền thống của người Việt từ xưa là muốn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt, mà quanh mâm cơm ấy, ông bà, con cháu còn được xum vầy, nói những câu chuyện vui vẻ và dành tặng nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.
Bao giờ cho đến ngày xưa?
Mâm cỗ Tết mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp là vậy, nhưng cuộc sống hiện đại ngày nay lại đang khiến vai trò của nó dần phai nhạt, không chỉ bởi sự giản tiện các món ăn hơn xưa mà còn bởi tâm huyết của người chuẩn bị cũng “giản tiện” dần khi cái ăn, cái mặc đã đủ đầy.
Nói về mâm cỗ Tết ngày nay, bà Nguyễn Thị Kim, 70 tuổi phố Lò Sũ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, lắc đầu tiếc nuối: “Tết bây giờ khác xưa nhiều lắm, tôi nhớ khi còn nhỏ, không khí chuẩn bị Tết của nhà nào cũng rất rộn ràng, nhất là lúc cùng nhau chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên. Các món ăn ngày Tết, tuy vẫn có những thứ phải đi mua như: giò, chả, các nguyên liệu làm bánh, nhưng hầu hết các món còn lại đều do tự tay làm. Bây giờ thì khác xưa rất nhiều, thứ quan trọng nhất là bánh chưng thì người ta thường đi mua sẵn, không phải nhà nào cũng giữ được các món truyền thống trong mâm cỗ nữa. Ngay như gia đình tôi cũng vậy, mặc dù tôi cũng luôn cố gắng giữ mâm cỗ theo truyền thống nhưng theo thời gian cũng mai một đi dần. Nhiều gia đình trẻ còn đơn giản đến mức chỉ cúng xôi gà cho có lệ, xong rồi tổ chức họp mặt gia đình, bạn bè bằng nồi lẩu thế là xong”. 
“Có lẽ do thời xưa thiếu thốn nhiều, mọi người chờ đến Tết mới dám làm gà, mổ lợn, bao nhiêu món ngon để dành đến Tết, nên các món ăn trở nên quý hơn, mâm cơm Tết vì thế cũng được mong đợi hơn. Còn ngày nay, lúc nào cuộc sống cũng đủ đầy nên cỗ Tết đơn giản hơn. Chỉ cần ra quán là thứ gì cũng có, thậm chí người ta còn mang đến tận nhà.. Tuy vậy, tôi vẫn thích cách tổ chức mâm cơm Tết xưa, bởi không chỉ để thưởng thức, mà việc chuẩn bị mâm cơm sẽ làm cho ông, bà, con cháu thêm yêu thương nhau, hiểu được nhiều giá trị của cuộc sống”, bà Nguyễn Thị Tường, 65 tuổi, ở phố Hàng Cá, Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ.
Cũng bởi đủ đầy mà ngày nay, trẻ con lại “thiếu thốn” khi không còn được ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và thấp thỏm chờ ít gạo còn thừa để tự tay gói chiếc bánh nhỏ cho mình, các cô thiếu nữ đã dần quên đi nữ công gia chánh, thậm chí không biết hết các món ăn truyền thống trong ngày Tết.
“Nhiều khi tôi giật mình khi nhìn lại mâm cỗ Tết ngày nay, sự khéo léo, vun vé, đảm đang của người phụ nữ đang dần biến mất, nhưng quan trọng hơn là nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp mỗi khi Tết đến, xuân về cũng đang dần mai một và bị cuốn theo nhịp sống hiện đại”, chuyên gia ẩm thực Nguyễn Phương Hải chia sẻ.
Theo Tin tức

tin mới

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.