Phát triển du lịch cộng đồng: "Xa" với tiềm năng

(Baonghean) - Với phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng của Vườn quốc gia Pù Mát và những nét đặc sắc về đời sống văn hóa - xã hội, Con Cuông có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Huyện đã thực hiện một số giải pháp và bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, để thu hút, giữ chân du khách nhiều hơn, huyện cần có chiến lược với những bước đi, cách làm cụ thể.

Điểm đến Tạ Bó
Chúng tôi đến bản Nưa, xã Yên Khê (Con Cuông) để tìm hiểu thông tin về lớp chữ Thái Lai Pao do ông Vi Khăm Mun truyền dạy đúng lúc có đoàn khách du lịch từ Hà Nội đến tham quan. Vị khách trưởng đoàn có tên Trần Bộ cho hay, đoàn của ông có hơn 20 người, gồm cán bộ hưu trí ở quận Ba Đình cùng con cháu dịp này vào khám phá miền Tây Nghệ An, và Con Cuông là điểm dừng chân đầu tiên. Đoàn đã tham quan thác Khe Kèm (Yên Khê), du thuyền ngược sông Giăng vào đầu nguồn Khe Khặng để tìm hiểu đời sống của tộc người Đan Lai. Rồi vòng ra tham quan HTX Thủ công mỹ nghệ Môn Sơn, ra Yên Khê thám hiểm một số hang động và dừng chân tắm khe Nước Mọc (Tạ Bó). Đến bản Nưa, những vị khách thủ đô muốn được thưởng thức những món ăn đặc trưng và những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc của đồng bào Thái. 
Dệt thổ cẩm ở xã Môn Sơn
Dệt thổ cẩm ở xã Môn Sơn
...Từ buổi chiều, bà con bản Nưa đã cử người hông xôi nhuộm lá màu, lam cơm và chế biến các món đặc sản như cá mát, chả moọc, gà nướng, canh ột... Giữa sàn nhà, khách và chủ cùng quây quanh những mâm cơm, vừa thưởng thức các món ăn truyền thống, vừa trò chuyện chân tình. Các vị khách thay nhau hỏi về cách chế biến và tác dụng dinh dưỡng của từng món ăn. Chị Lô Thị Hoa, chủ nhà đến chào mừng mâm và giới thiệu một cách khá tỷ mỷ, chi tiết từng món một. Rồi tiếng cồng chiêng, khèn, pí bắt đầu rộn vang, những điệu dân ca, dân vũ cổ truyền được các thành viên CLB Dân ca - Nhạc cụ bản Nưa biểu diễn điêu luyện. Dưới ánh trăng, các vị khách đến từ Hà Nội hòa vào điệu múa lăm vông, múa sạp, cùng thưởng thức hương men rượu cần.
Buổi giao lưu kết thúc, du khách ngủ lại một đêm tại nhà sàn trong bản. Ngôi nhà sàn của gia đình chị Lô Thị Hoa được chọn là 1 trong 2 điểm lưu trú cho khách du lịch ở bản Nưa. Trao đổi với chúng tôi, các du khách tấm tắc khen phong cảnh ở đây vừa hùng vỹ, lại vừa nên thơ; một số làng bản vẫn còn giữ được nét truyền thống và nguyên sơ; các món ăn đậm đà bản sắc; nghề dệt truyền thống vẫn được lưu truyền và con người rất chân tình và mộc mạc. Đặc biệt, họ rất thích tiếng khèn bè, thích những làn điệu khắp - lăm - nhuôn - xuối, tuy chưa thật sự hiểu nhưng âm thanh và giai điệu có cái gì đó thú vị và cuốn hút lạ thường trong khi giá cả lại rẻ, phù hợp túi tiền nhiều người.
Tuy nhiên, ông Trần Bộ cho biết: “Trước đó, đoàn chưa hề biết về tiềm năng du lịch ở vùng này cho đến khi được sự giới thiệu của một người bạn ở TP. Vinh. Nhưng vào mạng Internet tra cứu chỉ có những thông tin sơ sài, chưa có một website riêng để quảng bá. Dọc đường đi, rất ít có biển chỉ dẫn hay pa-nô quảng cáo về các điểm du lịch, nếu có cũng rất nhỏ nên khó nhận biết. Với người Nghệ An không nói làm gì, chứ với người nơi khác đến khá khó khăn trong việc tìm đường. Dự kiến, ngày hôm sau đoàn sẽ tiếp tục ngược lên khám phá vẻ đẹp lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương), rồi vượt “cổng trời” tìm hiểu cuộc sống và khí hậu đặc trưng của Mường Lống (Kỳ Sơn). Lên đó, mọi người tiếp tục tự “dò” đường, không có người hướng dẫn”. 
Khe Nước Mọc (Tạ Bó) ở xã Yên Khê.
Khe Nước Mọc (Tạ Bó) ở xã Yên Khê.
Những điều băn khoăn
Con Cuông hiện có ít nhất 3 bản được tổ chức UNESCO công nhận là điểm du lịch cộng đồng, gồm bản Nưa (Yên Khê), bản Xiềng (Môn Sơn) và bản Yên Thành (Lục Dạ). Về không gian văn hóa, mỗi bản có một thế mạnh và hạn chế nhất định. Bản Nưa có nhiều nhà sàn cổ, có điểm lưu trú lý tưởng và có CLB Dân ca - Nhạc cụ hoạt động có tính chuyên nghiệp. Nhưng hạn chế của bản Nưa là nghề dệt thổ cẩm truyền thống không còn thịnh hành, bên hiên nhà sàn không còn hiện diện những chiếc khung cửi nên bớt đi một phần vẻ đẹp bản sắc. Với bản Xiềng, những năm gần đây nghề dệt thổ cẩm được phục hồi và phát triển rất nhanh, sản phẩm khá phong phú về chủng loại và mẫu mã. Nhưng ở đây nhà sàn cổ còn rất ít nên đặc trưng về không gian bản làng của dân tộc Thái không còn nhiều. Đó là chưa kể bản Xiềng gần như chưa có điểm lưu trú cho du khách. Còn bản Yên Thành vẫn giữ được nhiều nhà sàn cổ và nghề dệt thổ cẩm nhưng việc biểu diễn văn hóa - văn nghệ còn hạn chế, điểm lưu trú chưa nhiều nên vẫn chưa thu hút được du khách. Nói tóm lại, 3 điểm du lịch cộng đồng kể trên chưa đầy đủ, hoàn thiện về mặt không gian văn hóa bản làng để du khách tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. 
Năm 2013, UBND huyện đã ban hành Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái giai đoạn 2013 - 2017 (có tính đến năm 2020)” với kinh phí ước tính khoảng 7 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án là lưu giữ những giá trị bản sắc văn hóa Thái và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nội dung của đề án bao gồm nhiều hạng mục, trong đó có việc sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ và nhân rộng mô hình CLB gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời, giữ gìn trang phục, nghề dệt thổ cẩm và các nghề truyền thống; lưu giữ và phục dựng nhà sàn theo kiểu kiến trúc cổ của đồng bào. Cùng với đó là lựa chọn một số bản để bảo tồn, khôi phục không gian văn hóa thuần dân tộc Thái để tránh nguy cơ mai một những nét đặc trưng và thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, ông Nguyễn Huy Chương - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện khẳng định: “Mặc dù huyện Con Cuông đã đẩy mạnh công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân nhưng kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng. Trong quá trình triển khai, chúng tôi đã nhận ra những điểm còn hạn chế. Đó là chưa khôi phục và hoàn thiện không gian văn hóa truyền thống, nguồn nhân lực vẫn chưa được đào tạo bài bản, khâu quảng bá chưa rộng rãi và chưa có kế hoạch phát triển cụ thể và dài hơi...”.
Như vậy, có thể thấy tiềm năng du lịch của Con Cuông rất đa dạng, hấp dẫn, nhưng khâu quảng bá chưa thật sự được chú trọng nên nhiều du khách vẫn chưa biết đến Con Cuông. Chưa có hướng dẫn viên chuyên nghiệp hướng dẫn với du khách. Tiếp đến, hoạt động du lịch còn mang tính chất đơn lẻ, chưa có sự gắn kết giữa các huyện miền Tây nằm cùng một tuyến đường để tạo thành một tua hấp dẫn. 
Bài, ảnh: Công Kiên

tin mới

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

Tạo sức bật trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày10/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kỳ Sơn.