Làng nuôi quân

(Baonghean) - Trong khói lửa chiến tranh, người dân làng Xuân Tín, xã Nghi Đức (lúc đó thuộc huyện Nghi Lộc) đã không quản ngại gian lao, vất vả để chở che, bao bọc cho nhiều thế hệ bộ đội ăn ở, sinh hoạt trong nhà mình. Ngày nay, truyền thống “nuôi quân” tiếp tục được phát huy, ngôi làng ven Thành phố Vinh này trở thành điểm đến của những thế hệ chiến sĩ tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện thực địa kết hợp với dân vận.
Các chiến sỹ, học viên trò chuyện cùng người dân làng Xuân Tín.
Các chiến sỹ, học viên trò chuyện cùng người dân làng Xuân Tín.
Từ đường Đức – Thiết, chúng tôi rẽ về làng Xuân Tín, xã Nghi Đức, Thành phố Vinh vào một buổi trưa tháng 8. Trời nắng chang chang, những mảnh rừng bạch đàn nằm xen với các cánh đồng bạc phếch vì nắng gió. Bất chợt, từ trong các khoảng rừng bạch đàn xuất hiện từng tốp bộ đội mang theo các dụng cụ như bia mục tiêu, kính ngắm, máy thông tin đi ra, rồi bước vào nhà của một số người dân trong xóm. Hỏi ra mới biết, đây là những học viên của Khóa đào tạo Cán bộ Chỉ huy trưởng xã, phường, thị trấn đang học thực địa, giã ngoại kết hợp với dân vận.  Đây là khóa đào tạo thứ 3 được Trường Quân sự tỉnh tổ chức học thực địa tại xóm Xuân Tín. Học viên được biên chế thành đại đội, phân về các gia đình trong xóm cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân trong vòng 2 tháng, kết hợp với học tập nghiệp vụ ngoài thực địa.  
Đon đả chào đón những học viên trở về nhà sau buổi học giữa trời nắng, cụ Trần Thị Tam, 84 tuổi trìu mến hỏi thăm bằng những lời chân tình, mộc mạc: “Trời nắng như ri có mệt lắm không con?”, “rửa ráy rồi vào nhà ta ăn cơm”,…  Cụ Tam là người dân vùng 9 Nam của huyện Nam Đàn, về làm dâu làng Xuân Tín khi mới 16 tuổi, lúc Cách mạng Tháng 8 vừa thành công. Bố chồng và chồng của cụ đều theo cách mạng, hoạt động ở nhiều địa bàn khác nhau. Khi về làm dâu ở làng Xuân Tín, cụ Tam đã thấy trong gia đình mình có nhiều cán bộ cách mạng qua lại thường xuyên. Sau này, khi đất nước bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làng Xuân Tín là địa điểm tập kết bộ đội, nơi người dân bao bọc, che chở để các chiến sĩ huấn luyện chiến đấu trước khi ra chiến trường. “Những năm đó, cả làng đói khổ, nhưng khi nghe cán bộ thông báo về kế hoạch học tập của bộ đội, ai cũng xung phong nhường nhà của mình cho bộ đội ở. Những đêm sáng trăng, các anh bộ đội quây quần giữa bãi đất trống cùng múa hát, giao lưu văn nghệ với thanh niên trong làng. Vui lắm”, cụ Tam nhớ như in cảm xúc của những ngày còn trẻ, khi từng tốp bộ đội đến làng Xuân Tín tập luyện trước khi ra chiến trường. Là địa phương có truyền thống nuôi quân từ thời chiến tranh, nên Xuân Tín được lựa chọn là địa điểm học tập của các lớp huấn luyện. Từ đầu năm đến nay, có 3 tốp bộ đội được gia đình cụ Tam bố trí ăn ở, sinh hoạt trong nhà. Đặc biệt, nhà cụ cũng là địa điểm mà chỉ huy lớp huấn luyện mượn làm đại bản doanh, nơi bố trí bếp ăn tập thể, cũng như các sinh hoạt khác cho bộ đội. “Bộ đội thời nào cũng rất tốt, chất phác, thật thà, lo lắng luyện tập và có quan hệ rất tốt với dân. Gia đình tôi đều coi họ như con, cháu, anh, em trong nhà. Trước đây, chúng tôi đón tiếp bộ đội trong gian khó, phải dùng bếp Hoàng Cầm, đào hầm, hào công sự để giữ bí mật. Ngày nay, điều kiện kinh tế khá hơn, nhưng tinh thần và cảm xúc của người dân mỗi khi bộ đội về làng vẫn sục sôi như ngày xưa. Chỉ mong các con, các cháu huấn luyện thật tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng là những anh Bộ đội Cụ Hồ”, cụ Tam tâm sự. 
Ở cách nhà cụ Tam không xa, hộ ông Bạch Tiến Cừ, năm nay 78 tuổi, cũng dành toàn bộ phần tầng 2 của ngôi nhà để 12 học viên của khóa đào tạo ở. Ông Cừ cho biết, thời chiến tranh gian khổ, người dân trong làng còn bao bọc bộ đội thì không có lí do gì mà các con, cháu của cụ lại từ chối việc bộ đội về làng ăn ở, học tập. Người dân chúng tôi có thể nhà cửa chưa được khang trang, đang còn chật hẹp, nhưng luôn rộng lòng. Hiện nay, 52 học viên của Khóa đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sự xã, phường, thị trấn đang được bố trí ở xen kẽ tại các nhà dân. Hộ nào nhà chật thì bố trí khoảng 3 học viên, gia đình có điều kiện, phòng ở rộng rãi thì bố trí đến 11, 12 người. Anh Phạm Hồng Quang, xóm Xuân Tín, hiện đang có 12 chiến sĩ ở trong nhà cho biết: “Tất cả vì sự nghiệp chung, người dân chúng tôi luôn sẵn sàng”. Cách đây ít tháng, gia đình anh Quang cũng trở thành nơi ăn, ở, sinh hoạt của các học viên các khóa 2. Trước đó vài năm, các chiến sỹ khóa 1 cũng từng ở trong nhà của anh Quang, khi đó đang là căn nhà lụp xụp.
Anh Võ Chí Công, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự xã Công Thành, huyện Yên Thành tâm sự: “Khi tham gia lớp đào tạo, nhiều người đều nghĩ sẽ gặp khó khăn về chỗ ăn, ở khi đi giã ngoại, nhưng tình cảm, tấm lòng và sự chân thành của người dân xóm Xuân Tín đã khiến các chiến sỹ yên tâm học tập, huấn luyện”. “Với những gia đình bình thường, việc người lạ ở vài ngày trong nhà đã là chuyện hiếm, bởi sẽ khiến cuộc sống bị đảo lộn, thế nhưng, người dân trong xóm không ngần ngại mời cán bộ về nhà mình ở cả tháng trời. Chỉ có tình quân dân mới làm được như vậy” - anh Công tâm sự. Cùng chung tâm trạng của anh Công, Thiếu tá Lương Văn Quyết, Chính trị viên phó, Đại đội học viên, Trường Quân sự tỉnh cho rằng, hiếm có nơi nào người dân yêu quý bộ đội như ở làng Xuân Tín. Mỗi khi có lớp huấn luyện mới về, mọi người đều tạo điều kiện để bộ đội ăn, ở, sinh hoạt. Nhiều gia đình đã nhường phòng rộng rãi cho học viên ngủ, nghỉ cả tháng trời, trong khi gia đình phải ở ghép. Mùa hè nóng nực, chật chội, điện lưới ở vùng Nghi Đức lại thuộc diện cuối nguồn, phập phù, nhưng nhiều gia đình vẫn sẵn sàng nhường những chiếc quạt điện tốt nhất trong nhà cho bộ đội.
Thiếu tá Lê Văn Trung, Đại đội trưởng Đại đội học viên – Trường Quân sự tỉnh cho rằng, Xuân Tín là một làng khá đặc biệt, ở đây có đầy đủ các loại địa hình phù hợp cho việc huấn luyện thực địa, giã ngoại. Không những vậy, điều kiện an ninh, trật tự trong xóm rất tốt và quan trọng nhất là người dân Xuân Tín có truyền thống nuôi quân từ thời đất nước đang còn chiến tranh. Nói về phong trào nuôi quân của làng, cựu chiến binh Hoàng Đức Long, Xóm trưởng xóm Xuân Tín cho biết, làng có 94 hộ dân, chủ yếu làm nghề nông kết hợp với chăn nuôi bò thịt và buôn bán rau ở chợ. Dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng tấm lòng của người dân lại luôn rộng mở. Hàng năm, làng đều trở thành địa chỉ tin cậy để tổ chức các hoạt động như diễn tập thực binh, huấn luyện giã ngoại kết hợp với học tập dân vận.
Chia tay làng Xuân Tín trong tiết trời nóng bức, khi các học viên của lớp huấn luyện bắt đầu một buổi diễn tập ngoài trời, chúng tôi thầm cảm ơn những người dân chất phác, nồng hậu. Chính họ đã và đang viết tiếp những trang sử đẹp về tình quân dân cá - nước. Dù trong hoàn cảnh nào, người dân Xuân Tín vẫn một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, sẵn sàng chào đón các anh bộ đội về làng học tập, huấn luyện.
Nguyên Khoa

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.