Công khai kinh doanh thịt thú rừng

(Baonghean) - Mặc dù đã có luật định cấm săn bắn và tiêu thụ thịt thú rừng, nhưng cũng như nhiều địa phương trong cả nước ở tỉnh ta, khắp mọi nơi từ miền núi, đồng bằng đến TP. Vinh đều có các nhà hàng kinh doanh thịt thú rừng công khai, khiến không thể không đặt câu hỏi về trách nhiệm của các ngành, cơ quan chức năng liên quan.

Thị trấn Quỳ Hợp hiện có 3 nhà hàng lớn chuyên kinh doanh ăn uống, bày bán thịt thú rừng. Được biết, thị trấn này là nơi tập trung nhiều “đại gia” quặng thiếc và đá trắng, các hàng quán đặc sản thịt rừng chủ yếu phục vụ họ. Chúng tôi đã trực tiếp vào nhà hàng HK. Bà chủ quán hồ hởi: Các chú dùng sơn dương, khỉ, hay lợn rừng? Tôi hỏi loại nào rẻ nhất? Bà chủ trả lời: Lợn rừng rẻ nhất, 250.000 đồng/đĩa, còn các loại trên từ 300.000 -500.000 đồng/đĩa. Tôi lướt nhìn phía ngoài sân thấy san sát các loại xe ô tô bạc tỷ đưa khách đến ăn “đồ rừng”. Các tầng lầu ở nhà hàng được ngăn cách thành các phòng nhỏ, đều được gắn máy điều hoà nhiệt độ. Riêng tầng dưới cùng chứa được khoảng 20 bàn ăn. Nhân viên phục vụ bưng liên tiếp các loại thịt rừng vào cho khách.

Hỏi mua khoảng 10 kg thịt thú rừng các loại để đưa về TP. Vinh tiếp khách, nhưng sợ kiểm lâm phát hiện, bà chủ lắc đầu: Chú yên tâm đi, ở đây giờ đang còn nhiều nhất là chồn, nhím, lợn rừng, rùa…

Thú rừng...

Nhân viên bán hàng đưa tôi ra nơi xẻ thịt thú rừng. Xương và nội tạng thú rừng chất trên nền xi măng cáu bẩn. Các loại thú sau khi bị “xẻ” xong đều được bỏ vào các tủ đông lạnh lớn nhỏ để phục vụ khách ăn nhậu tại chỗ và đến mua đem về tự nấu. Nhân viên bán hàng mở nắp tủ đông lạnh ra, chúng tôi thấy có 3-4 con chồn, nhím và khá nhiều thịt lợn rừng được cắt nhỏ.

Bà chủ quán ra giá: “Thịt lợn rừng 500.000 đồng/kg, chồn 700.000 đồng/kg… Khoảng 5 giờ chiều chú quay lại tôi sẽ cho vào hộp xốp chứa đá lạnh, thịt đưa về Vinh tha hồ tươi! Theo như bà T, chủ nhà hàng, thì thú rừng tại đây chủ yếu là các tay thợ săn khắp nơi từ Quỳ Hợp, Quế Phong, Tương Dương… mang đến. Một số lợn rừng, sơn dương… dính bẫy thì nhốt chuồng để chờ làm thịt, loại bị bắn chết thì thợ săn mổ lấy nội tạng, còn lại là ướp đá mang đến bán cho nhà hàng.

...đã biến thành những món ăn

Về Yên Thành, những tưởng vùng vựa lúa chỉ “lên ngôi” món vịt quay. Vậy mà anh bạn người địa phương “bật mí”, tại dốc Trăn xã Đồng Thành cũng có quán thịt thú rừng. Chúng tôi phóng xe máy vòng vo xuyên những quả đồi đến quán bà K ở xã Đồng Thành chuyên bán “đồ rừng”. Thấy chúng tôi, bà K đon đả: Các chú nhắm kỳ đà hay thịt nhím, lợn rừng. Tôi nói mua thịt về tự nấu. Bà K bật nắp tủ đông lạnh, có đến 5 loại thú rừng, nào là lợn, nhím, sơn dương, chồn, kỳ đà… Bà K khẳng định, đồ rừng ở đây là xịn, chủ yếu cánh thợ săn bắt ở Tân Kỳ, Quỳ Châu đưa sang. Mặc dù quán ăn đặc sản ở nơi heo hút nhưng tại đây khách vào ăn nườm nượp. Được biết, quán này phục vụ khách trong huyện và huyện Diễn Châu là nhiều nhất.

Dọc tuyến Quốc lộ 7, ngay tại cầu Khuôn - Đô Lương cũng có một nhà hàng chuyên bán thịt thú rừng nổi tiếng. Có những ngày phục vụ hàng trăm khách “sộp” đến “nhậu” đồ rừng. Khách thích mua đồ rừng tươi, sống đều được chủ nhà hàng “chiều”. Tại huyện Con Cuông thì có 2 quán chuyên kinh doanh ăn đồ rừng nằm dọc QL 7. Được biết, đây là điểm gần khu vực Vườn quốc gia Pù Mát, lưu lượng thú rừng “chảy” từ VQG khá nhiều. Người ta còn biết đến “đảo khỉ” ở xã Môn Sơn-Con Cuông. “Đảo khỉ” là một quả núi ven bờ sông Giăng, nơi đó loài khỉ tập trung sinh sống rất đông đúc. Nhưng nhiều năm qua, khỉ ở đây đã bị các thợ săn tận diệt, săn bắn nhập cho nhà hàng, khách sạn.

Ở TP. Vinh, tìm hiểu, thấy có đến hàng chục nhà hàng kinh doanh “nhậu” thịt rừng. Trong đó có 8-10 quán kinh doanh rất quy mô. Đến nhà hàng KB gần Bưu điện tỉnh, tôi nói với nhân viên nhà hàng là cần đặt khoảng 20 mâm có “đồ rừng.” Người phục vụ nhanh nhảu đưa tờ thực đơn cho chúng tôi xem. Chúng tôi thấy, ngoài món gà đồi thì toàn là danh sách từ 6-8 loại thịt thú rừng. Anh ta nói: Coi thực đơn rồi ghi số điện thoại, chỉ cần báo trước khoảng 2 giờ đồng hồ, các anh thích đồ rừng tươi sống làm thịt trực tiếp cũng có. Rồi anh ta cho biết giá, thịt lợn rừng xào lăn, luộc, hấp 250.000 đồng -300.000 đồng/đĩa, sơn dương 150.000 đồng/đĩa, nhím 500.000 đồng/đĩa. Gần Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, có nhà hàng NC nổi tiếng thịt thú rừng. Ở đây chủ yếu phục vụ khách “víp”, mỗi bữa ăn thịt thú rừng cộng với rượu ngoại khoảng trên 10 triệu đồng/bữa. Một số người cho hay: Nhân viên phục vụ ở nhà hàng này họ còn biết sở thích của từng “đại gia” thích ăn món đồ rừng gì, không cần hỏi, cứ thế là bưng ra. Điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là các nhà hàng đặc sản thú rừng này ngoài phục vụ tại chỗ còn cung ứng sỉ lẻ cho khách hàng đưa về, làm quà biếu. Hoạt động công khai nhiều năm liền vậy mà vẫn không bị cơ quan chức năng phát hiện xử lý. Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các nhà hàng trên đều có cam kết không tiêu thụ sản phẩm không rõ nguồn gốc. Nhưng đại đa số trong thực đơn đều có thịt thú rừng, đây cũng là lý do khiến cho nhiều loài động vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Kinh doanh thịt thú rừng được coi là “một vốn, mười lời”, lợi nhuận cao, trong khi các ngành chức năng liên quan buông lỏng, vì vậy mà trên địa bàn tỉnh mọc lên ngày càng nhiều các nhà hàng kinh doanh “đồ rừng”. Được biết, tại VQG Pù Mát và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thường xuyên tổ chức tuần rừng, trong đó từ năm 2011 đến nay đã tháo gỡ được hàng trăm chiếc bẫy, thu giữ hàng chục khẩu súng săn. Nhưng cũng không ngăn chặn nổi các tay thợ săn lén lút vào đại ngàn để săn thú. Hàng năm, cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã bắt được hàng chục vụ tiêu thụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực tế, có nhiều đường dây ngầm ngang nhiên vận chuyển động vận hoang dã từ rừng về tiêu thụ ở các nhà hàng trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn chưa bị phát hiện và xử lý. Trong khi các nhà hàng kinh doanh động vật không rõ nguồn gốc thì ngang nhiên hoạt động và rất hiếm hoi bị xử lý.

Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có một chế tài sát sao, nghiêm ngặt hơn đối với các nhà hàng, quán ăn, cấm mua bán sử dụng động vật hoang dã. Các cơ quan chức năng liên quan, đặc biệt là ngành Kiểm lâm cần khẩn trương kiểm tra tất cả các nhà hàng khách sạn kinh doanh động vật hoang dã để xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Sông Dinh

tin mới

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

Chương trình 'Mẹ đỡ đầu'- cầu nối yêu thương dành cho trẻ mồ côi

(Baonghean.vn) - Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em ở huyện Tương Dương đã lâm vào hoàn cảnh mồ côi, có nguy cơ phải nghỉ học. Tuy nhiên, sự thiệt thòi của các em đã được bù đắp bằng tình thương, trách nhiệm của những người đỡ đầu qua Chương trình “Mẹ đỡ đầu kết nối yêu thương”.

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.