Làm sao giảm những cuộc họp
 'vô thưởng vô phạt'?

Những ngày qua, dư luận quan tâm đến ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng: “Khó nhất của bộ trưởng không phải là công việc chuyên môn mà là phân công thứ trưởng đi họp. Bộ nhận được thư mời tham gia họp bình quân mỗi tuần là 30 cuộc”.

 

GS.TS Nguyễn Viết Tiến (thứ trưởng Bộ Y tế): 20% các cuộc họp 
ít quan trọng

Ông Nguyễn Viết Tiến - Ảnh: LAN ANH
Ông Nguyễn Viết Tiến - Ảnh: LAN ANH

Hầu như ngày nào tôi cũng phải họp. Có những cuộc họp nội dung ban đầu khá quan trọng, nhưng họp xong thấy cũng bình thường, không đến mức phải tổ chức cuộc họp. Tuy nhiên, đôi khi phải họp để thảo luận, mổ xẻ vấn đề mới kết luận được nội dung.

Tôi cho là có khoảng 20% cuộc họp mà tôi tham gia là ít quan trọng. Do đó, để giảm họp hành, ban tổ chức ở các bộ ngành, địa phương cần đầu tư thời gian, công sức từ khâu chuẩn bị tài liệu, hình thức họp, nội dung họp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ nên tổ chức họp một buổi khi mà cùng thành phần tham dự để giảm thời gian đi lại, tổ chức.

Để làm được như vậy đòi hỏi bộ phận giúp việc, tham mưu phải tốt hơn, phối hợp nhuần nhuyễn hơn. Nếu không thì các cấp lãnh đạo, không chỉ lãnh đạo bộ ngành mà cả lãnh đạo Chính phủ sẽ mất nhiều thời gian cho họp hành.

TS Hoàng Ngọc Vinh (vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT): “Ngợp” vì họp

Ông Hoàng Ngọc Vinh - Ảnh: NGỌC HÀ
Ông Hoàng Ngọc Vinh - Ảnh: NGỌC HÀ

Lâu nay chúng ta vẫn phải “sống chung” với tình trạng họp hành quá nhiều. Đó là chuyện phổ biến ở nhiều nơi. Thực tế ở các nước họ cũng họp rất nhiều.

Suy cho cùng, họp hành trong nhiều trường hợp là cần thiết. Không thể trì hoãn họp hành nếu cấp trên cần chỉ đạo một vấn đề cấp bách, hoặc khi rất cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đi đến quyết định quan trọng. Song vấn đề là làm sao họp cho hiệu quả.

Ở nước ta, số lượng cuộc họp không phải lúc nào cũng đi liền với chất lượng. Nhiều cuộc họp “vô thưởng vô phạt”, chất lượng chuẩn bị văn bản yếu, mất thời gian “bàn ra bàn vào” mà không có ý nghĩa nhiều cho công tác chỉ đạo, điều hành sau đó. Có khi họp mãi, trao đổi thảo luận vài lần, nhưng rốt cuộc có khi lại gần như lần đầu.

Bản thân tôi đôi khi cũng “ngợp” vì họp với các đơn vị bên ngoài. Nhiều lần tôi đã từ chối dự họp mà thấy mình không có am hiểu sâu về lĩnh vực được mời. Nhưng cũng có trường hợp đơn vị tổ chức họp muốn hoành tráng cứ phải mời đại biểu “có hàm, có vị” có mặt, phát biểu dăm câu ba điều làm khổ cả chủ và khách.

Muốn họp hiệu quả phải xác định rõ được mục tiêu, nội dung chính, tính chất của cuộc họp, từ đó xác định yêu cầu đúng cho đối tượng dự họp. Đừng câu nệ “hàm, vị” của người dự họp để cố làm cho một cuộc họp trở nên trang trọng mà bất cần chất lượng, hiệu quả cuộc họp đó đến đâu.

Theo tôi, với điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nên đẩy mạnh hình thức họp trực tuyến, đỡ tốn kém chi phí đi lại, đỡ tốn thời gian. Trên hết, công tác tổ chức họp cũng phải chuyên nghiệp hơn để cuộc họp đạt hiệu quả.

Tôi biết có những vị lãnh đạo khi được mời họp là cấp dưới túi bụi chuẩn bị bởi nhiều vấn đề không phải cứ lãnh đạo là nắm được vì nó thuộc chuyên môn sâu của những người trực tiếp làm.

Hiện tại vẫn phổ biến tình trạng phải chờ đến dự họp mới được phát tài liệu, trong khi đáng lẽ tài liệu đó nên được chuyển từ trước để đại biểu có thời gian nghiên cứu, tập hợp, đóng góp ý kiến thật sự chất lượng.

Ông Nguyễn Trọng Thừa (thứ trưởng Bộ Nội vụ): Nên tăng cường 
trao đổi qua email

Ông Nguyễn Trọng Thừa - Ảnh: moha.gov.vn
Ông Nguyễn Trọng Thừa - Ảnh: moha.gov.vn

Đúng là tình trạng cán bộ, lãnh đạo đi họp hành nhiều quá. Có những tuần do quá nhiều cuộc họp mà Bộ Nội vụ không cử được lãnh đạo bộ đi họp, vì Bộ Nội vụ chỉ có 5 thứ trưởng. Có những cuộc họp phải thứ trưởng đi, có những cuộc họp phải bộ trưởng đi, nếu thứ trưởng đi thay thì bị khiển trách.

Nói về chất lượng cuộc họp, thực tế có nhiều cuộc họp không đạt chất lượng cao vì ông A được cử đi họp thay cho ông B khi ông B đi công tác. Vì đi thay, không phải lĩnh vực mình phụ trách nên không thể nắm sâu được. Nhưng do bận công việc họp hành xử lý nhiều vụ việc nên khi đi họp về ông A lại không trao đổi nên buổi sau ông B đi họp lại có ý kiến khác. Có tình trạng khi họp thống nhất rồi nhưng khi làm văn bản thì nội dung lại khác, thay đổi so với kết luận cuộc họp. Nên đôi khi lại phải tổ chức thêm những cuộc họp nữa.

Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta đã thực hiện Chính phủ điện tử, cần phải giảm tối đa các cuộc họp vì công nghệ đã phát triển, cho phép họp trực tuyến, trao đổi công việc qua email, điện thoại...

Một vụ trưởng không nêu tên: Họp tối mắt tối mũi!

Đúng là họp hành rất nhiều, như cán bộ cấp phòng bình quân mỗi tuần tham dự 5-7 cuộc họp, nghĩa là cứ một ngày một cuộc, còn cá biệt thì nhiều hơn vì có hôm họp từ 7g30 sáng đến 6g tối. Họp tối mắt tối mũi.

Có người thường nói vui với nhau là sinh ra chỉ để đi họp, họp mới tạo ra GDP, tức là có họp mới tạo ra giá trị chứ không cần phải làm!

Tôi nghĩ có một số nguyên nhân. Thứ nhất là quy định giữa các ngành còn chồng chéo, chưa rõ ràng nên phải có các cuộc họp để kết nối các chuyên ngành này mới được. Cái này phải họp là đúng.

Thứ hai là cơ chế phân cấp chưa rõ ràng. Hầu hết các sự việc phát sinh của các cấp lãnh đạo, các cấp lãnh đạo đều muốn nắm bắt, muốn nghe, muốn chỉ đạo, nhưng thực ra có những việc không cần thiết như vậy mà cấp thấp hơn chỉ đạo được rồi.

Do đó, hệ quả của việc này là họp ở cấp chi cục thì lãnh đạo cấp chi cục chỉ đạo thế này là đúng, nhưng ngày mai lên cục, thậm chí lên bộ lại chỉ đạo khác. Chỉ khổ cấp thừa hành thôi và như thế cứ họp mãi mà không giải quyết được vấn đề gì.

Thứ ba, có tình trạng một số lãnh đạo sợ trách nhiệm và chuyên môn không sâu. Chính vì vậy, suốt ngày họp để nghe càng nhiều ý kiến càng tốt. Có những vấn đề đã rất rõ ràng, căn cứ pháp lý đã rõ nhưng vẫn phải họp để nghe ý kiến thảo luận tới, thảo luận lui cho chắc. Hoặc có vấn đề rất nhỏ nhưng cũng vẫn họp.

Thứ tư là nhiều cuộc họp buộc phải tổ chức để báo cáo lãnh đạo. Vì văn bản trình lên họ không có thời gian để đọc nên có cách hay nhất là họp để các vụ, cục cho ý kiến và ngày này tháng kia thì họp. Không cần biết là vấn đề lớn hay nhỏ nhưng cách làm phổ biến hiện nay, gần như là thói quen phải họp.

Thứ năm là nhiều cán bộ, công chức của ta thiếu kinh nghiệm thực tiễn, không thành thạo chính sách, quy định nên nhiều khi tham mưu không chuẩn. Chất lượng hành chính công vụ của VN hiện thiếu công chức giỏi nên có nhiều chính sách ra đời từ phòng lạnh là thế.

Nói tóm lại là thời gian, công sức để họp rất nhiều nhưng hiệu quả quản lý không cao. Việc Thủ tướng yêu cầu tổ công tác đi kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng, của Chính phủ là rất đúng đắn, nhằm ngăn việc giao nhiệm vụ mà chậm hoàn thành, họp hành mãi cũng không kết luận được vấn đề.

Giải pháp khắc phục họp hành nhiều của cán bộ công chức nhà nước là phải có cơ quan giám sát - đó là Bộ Tư pháp để loại bỏ tất cả các quy định liên ngành chồng chéo.

Bên cạnh đó, cần phân cấp giải quyết cho rõ ràng để ngăn chặn việc cấp trên can thiệp quá sâu vào việc của cấp dưới mà làm loạn kỷ cương hành chính. Phân cấp phải đồng thời với việc chịu trách nhiệm luôn thì chất lượng công vụ mới đảm bảo, đồng thời giảm họp hành.

Ngoài ra, lãnh đạo, cán bộ công chức đừng nghe báo cáo nữa vì báo cáo bao giờ cũng hay mà cứ báo cáo là họp. Cấp trên phải bớt họp hành để dành thời gian đi thực tế, đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân, đánh giá xem chính sách ban hành có đúng, có trúng, có mang lợi ích cho xã hội, cho người dân, doanh nghiệp hay không.

Thế nên, cứ họp hành mãi mà người dân vẫn nói nhiều chính sách ở trên trời, hay người làm chính sách mắc bệnh chân vuông, nghĩa là chỉ ngồi bàn giấy để làm chính sách.

Phải cải tiến nội dung và hình thức họp để sao cho hiệu quả thật sự. Ban tổ chức cần gửi văn bản qua thư điện tử trước ít nhất 3-5 ngày để người tham dự đọc, nghiên cứu trước khi dự họp, như vậy họp mới tiết kiệm thời gian, họp mới hiệu quả.

Theo Tuổi trẻ

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026

(Baonghean.vn) - Hơn 350 đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện tham gia hội nghị với 4 chuyên đề được truyền đạt liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá báo cáo kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề đất đai, tư pháp...

Mời độc giả đón đọc báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

Đón đọc Báo Nghệ An số đặc biệt dịp 30/4 và 1/5/2024

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt gồm 32 trang, gộp 5 số nhật báo của các ngày 27,28, 29, 30/4 và 1/5/2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/4

(Baonghean.vn) - Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Thị trường đất nền ở Nghệ An có dấu hiệu tăng nhiệt… là những thông tin nổi bật ngày 24/4.

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

Chi tiết 21 quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, cấp xã

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh; Sở Nội vụ; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc tại huyện Hưng Nguyên; Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể; Công đoàn Nghệ An ký cam kết thi đua nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể…

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chỉ rõ hướng ưu tiên phát triển của huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Làm việc với lãnh đạo huyện Hưng Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị huyện khắc phục khó khăn, phát huy nhiều hơn lợi thế vị trí địa bàn phụ cận thành phố Vinh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ và đô thị.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/4

(Baonghean.vn) - Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh; Thông qua dự thảo Nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên; Trên 12.000 ha thông chưa được xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng… là những thông tin nổi bật ngày 22/4.

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.