Vì sao Triều Tiên tự tin thắng Mỹ nếu đụng độ quân sự?

(Baonghean.vn) - Phái bộ thường trực Triều Tiên tại Liên hợp quốc (LHQ) lên án cuộc họp của Hội đồng Bảo an  về tình hình nhân quyền ở nước này, và gọi đó là "hành động bế tắc của các thế lực thù địch"; đồng thời tuyên bố nước này không sợ hãi chiến tranh, và chắc chắn đánh bại Mỹ cùng đồng minh trong một cuộc đối đầu chính trị và quân sự.

Cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: TASS
Cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: TASS

Phái bộ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc lên án việc Mỹ và các đồng minh đưa ra một cuộc đàm phán về các vấn đề nhân quyền, bỏ qua Hiến chương của LHQ cũng như ý kiến của “phần lớn các quốc gia thành viên”

 “Nếu Mỹ và các thế lực thù địch khác đe dọa Triều Tiên bằng cách tổ chức những buổi đàm phán, thảo luận tại Hội đồng Bảo an liên quan tới các vấn đề về quyền con người, thì “giấc mơ” này sẽ không bao giờ trở thành sự thật. Chúng tôi lên án mạnh mẽ những “cuộc họp khẩn” này, và đề nghị mở ra cuộc đối đầu chính trị và quân sự với Triều Tiên, công nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân” – trích báo cáo của phái bộ thường trực Triều Tiên.

Phái bộ Triều Tiên cũng bày tỏ sự phẫn nộ đối với việc Hội đồng Bảo an LHQ từ chối triệu tập một phiên họp để thảo luận về các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn chưa từng thấy của Mỹ và Hàn Quốc.

Theo đó, Triều Tiên sẽ đáp trả mạnh mẽ bằng một đòn tấn công phủ đầu bất ngờ, bao gồm các cuộc tấn công trên bộ, trên biển, dưới nước và trên không, cùng một loạt các biện pháp khác. "Đồng thời, các động thái cứng rắn theo cách của Triều Tiên cũng sẽ được triển khai tức thì để đối phó với các hành động khiêu khích dưới bất kỳ hình thức và cấp độ nào từ phía Mỹ”, thông báo nhấn mạnh.

Trước đó, Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 11/12 đã mở ra một phiên thảo luận về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên do Mỹ đề xuất, bất chấp sự phản đối của Nga, Trung Quốc, và đa số các đồng minh của Mỹ.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới gắn liền với việc thúc đẩy nhân quyền. Dẫn chứng về nhân quyền tại Venezula và Syria, bà Halye nói: “Nếu chúng ta điểm lại những sự kiện sẽ cho thấy, nếu quốc gia nào không quan tâm đến người dân của họ, thì đều xảy ra xung đột”.

Trong cuộc họp, phía Mỹ còn mời một số người đào tẩu khỏi Triều Tiên đến tham dự, nhằm đề cập tới câu chuyện về nhân quyền ở Triều Tiên. "Chúng ta cần cho thế giới biết được điều gì đang xảy ra trong "chiếc hộp đen" được gọi là Triều Tiên" - bà Haley nói.

Đáp trả lại Mỹ, phái bộ Triều Tiên đã khẳng định, động thái đó của Mỹ đã thể hiện sự "bế tắc" trong việc tìm mọi biện pháp trừng phạt và đe dọa bán đảo này.

Mỹ Nga

(Theo TASS)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.