Người dân Trung Quốc thực sự nghĩ gì về ông Trump?

(Baonghean.vn)- Ngày 8/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến thăm lần đầu tiên tới Trung Quốc. Ông sẽ tiến hành thảo luận với các lãnh đạo nước chủ nhà, với trọng tâm là vấn đề thương mại  và chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Chuyến thăm này sẽ thu hút sự quan tâm của truyền thông. Vậy còn người dân Trung Quốc nghĩ gì về Tổng thống Mỹ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump sắp có chuyến thăm tới Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump sắp có chuyến thăm tới Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Fei Danyang, nhà phân tích tài chính 42 tuổi, cho hay anh đã biết về ông Trump trước khi ông ấy được bầu làm tổng thống, bởi show truyền hình thực tế “Người Tập sự”. Anh Fei cho biết: “Ông ấy là một người thú vị, chân thật hơn ông Obama.

Ông ấy không phải chính trị gia và có niềm kiêu hãnh lớn… do đó sự chân thật của ông ấy, nói theo cách thiếu tôn trọng, một chút tự cho mình là đúng đắn và không hiểu cảm xúc của người khác”.

Theo anh Fei, quan điểm thẳng thừng và công khai của Tổng thống Trump giành được sự ủng hộ từ tầng lớp trung lưu và lao động Mỹ cũng như người dân Trung Quốc.

Anh này cho biết: “Chúng tôi (ở Trung Quốc) giống như đang theo dõi một trận hỏa hoạn bên kia sông. Sự hỗn  loạn là của họ. Càng kịch tính thì càng hay ho để theo dõi”.

Còn ông Li Dongsheng, 64 tuổi, một giáo viên nghỉ hưu tại một học viện quân sự, cho biết ông thực sự thích phong cách của tổng thống Trump. Ông Li cho biết: “Là một người đàn ông 71 tuổi, ông Trump là một người hăng say và đầy năng lượng.

Ông ấy luôn vượt qua ranh giới của chính mình và đón nhận các thách thức mới. Tôi ngưỡng mộ ông ấy vì điều đó. Ông ấy có tính cách hướng ngoại và ghét thất bại.. Tôi nghĩ độ tuổi tinh thần của ông ấy khá trẻ”.

Ông Li cho rằng Tổng thống Mỹ đã sai khi chỉ trích Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, và Bắc Kinh nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. Ông Li bày tỏ sự tự hào vì ông Trump sẽ có cơ hội nhìn thấy điều gì đó tại Trung Quốc trong chuyến thăm.

Địa điểm đầu tiên ông gợi ý Tổng thống Trump tới thăm là Vạn lý Trường Thành, trước khi tới Tử Cấm Thành – Cố cung ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh.

Còn Zhang Yan làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Bắc Kinh, cho biết cô không quan tâm lắm tới chính trị, tuy nhiên cho hay con gái của ông Trump, Ivanka, rất được ưa thích ở cả Trung Quốc và Nhật Bản. Cô Zhang cho hay: “ Cô ấy xinh đẹp.

Cô ấy có những bài phát biểu hay. Cô ấy làm tốt trong lĩnh vực chính trị và có tầm ảnh hưởng lớn”. Theo cô, quyết định của Ivanka cho con gái mình học tiếng Trung và tổ chức Tết là một điểm cộng cho hình ảnh của Ivanka tại Trung Quốc.

Ivanka Trump có bài diễn thuyết tại Viện Hòa bình của Mỹ tháng 5/2017. Ảnh: AP
Ivanka Trump có bài diễn thuyết tại Viện Hòa bình của Mỹ tháng 5/2017. Ảnh: AP

Còn với cô Chen Shiying, Ivanka là một hình mẫu của cô, một người mẹ làm việc trong ngành công nghiệp thời trang.

Cô Chen bày tỏ hy vọng con trai nhỏ của cô sẽ được theo học tại Mỹ, nơi có hệ thống giáo dục tốt nhất. Anh trai cô, kỹ sư tại thung lũng Silicon, đã có thị thực Mỹ  và cô đang cân nhắc di cư sang đây.

Tuy nhiên, lập trường cứng rắn hơn của ông Trump về nhập cư khiến cô phải suy nghĩ thêm. Cô Chen cho hay nhiều người Trung Quốc đã phải chọn điểm đến là các nước khác nhau.

Sun Cheng, một nhân viên nhà nước tuổi 30, cho biết ấn tượng lớn về ông Trump là  việc ông ủng hộ một nước Mỹ giàu có, điều hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm Obama khi ông ấy còn tại nhiệm.

Chính vì thế, lập trường của Tổng thống Trump đối với chính sách đối ngoại rất khó lường. Anh Sun cho rằng: “Đó là trực giác của một doanh nhân, chủ nghĩa cơ hội. Do đó ông ấy linh hoạt hơn ông Obama”.

Anh Sun cho hay chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là điều bất ngờ. Anh nghĩ: “Nền dân chủ của Mỹ chỉ mang tính thủ tục, song việc ông Trump là tổng thống Mỹ hiện gây ra thách thức lớn hơn cho Trung Quốc”.

Anh Sun cho biết ông Trump đã cực lực chỉ trích Trung Quốc về vấn đề thương mại và Triều Tiên trước chuyến thăm của ông ấy. Anh Sun nhận xét: “Rõ là một doanh nhân. Khi ông ấy nói về súng đạn và pháo, ông ấy đang thực sự nói về kinh doanh. Nếu là Obama, ông ấy sẽ chỉ làm theo những gì các cố vấn tư vấn và không linh hoạt. Còn ông Trump tự mình quyết định”./.

Lan Hạ

(Theo SCMP)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.