Món quà đặc biệt chào mừng Tổng thống Putin đến Việt Nam

Trong những ngày này, nhân dân Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và sắp sửa chào đón Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng.

Tuyển thơ
Tuyển thơ "Đợi anh về" sẽ ra mắt ngày 3/11 tại Hà Nội.

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga cách đây tròn một thế kỷ, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người, xây dựng một xã hội mới, xóa bỏ ách bóc lột của chế độ cũ, thực hiện ước mơ về cuộc sống ấm no, hòa bình và hạnh phúc trên toàn thế giới.

Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, nhân dân Liên Xô trong vòng hai thập kỷ đã phải trải qua biết bao nhiêu cam go và thử thách để bảo vệ thành quả của Nhà nước và chính quyền Xô Viết. Nhưng không có thử thách khốc liệt nào bằng cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại mà nhân dân Liên Xô phải tiến hành suốt gần 5 năm 1941-1945, với phát xít Đức xâm lược.

Hơn 27 triệu người con của của nhân dân Liên Xô đã ngã xuống, cơ sở hạ tầng dường như bị hủy hoại hoàn toàn.

Từ trong máu lửa của cuộc chiến tranh, nhân dân Xô Viết đã làm nên chiến thắng, giải phóng Liên Xô và góp phần giải phóng châu Âu. Trong cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nhân dân Liên Xô đã có một sự hy sinh vô bờ bến, đã thể hiện những phẩm giá cao quý nhất của tính cách Nga.

Tất cả những điều đó đã được phản ánh trong những tác phẩm văn học chiến tranh Xô Viết, được vinh danh là Văn học Chiến tranh Vệ quốc.

Một trong những tác phẩm thơ ca Chiến tranh Vệ Quốc nổi tiếng là bài thơ Đợi anh về của nhà thơ Konxtantin Ximonov. Bài thơ này đã được nhà thơ Tố Hữu dịch sang tiếng Việt ngay từ năm 1947, đã có một ảnh hưởng và ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông trân trọng gửi đến các độc giả một tập thơ bao gồm 180 bài thơ của 24 nhà thơ của nền thơ Chiến tranh Vệ quốc đã được chọn dịch ra tiếng Việt mang tên Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945: Đợi anh về.

Hai dịch giả Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Văn Minh đã dày công chọn lọc và dịch 180 bài thơ của 24 tác giả tiêu biểu nhất trong nền thơ ca Chiến tranh Vệ quốc như Ximonov, Onga Bergolls, Tvardovxki, Anna Akhmatova, Evtusenko…

Những bài thơ trong tập thơ chọn lọc này đã thể hiện một cách chân thực về cuộc chiến tranh đẫm máu; và qua đó tính cách Nga được bộc lộ một cách rõ ràng và sâu sắc nhất. Đó là sự tàn khốc, bi thương, nhưng hào hùng và lạc quan tin tưởng, như nhà mỹ học Borev đã nói: “đó là những tiếng khóc đau thương về sự hy sinh và mất mát, nhưng đồng thời cũng là tiếng ca vinh quang về sự bất tử”. Những độc giả yêu thơ ca Nga sẽ nhận ra nhiều bài thơ trong tập thơ này đã được phổ nhạc thành các bài hát yêu thích không chỉ ở Nga và còn ở Việt Nam.

Hy vọng tập thơ sẽ mang lại cho nhân dân Việt Nam một sự hiểu biết và đồng cảm với cuộc chiến tranh giữ nước của nhân dân Liên Xô và nền văn học Xô Viết.

Tuyển thơ "Đợi anh về" sẽ góp phần như là một chiếc cầu nối giữa văn học Nga và Văn học Việt Nam, góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Thay mặt Hội Nhà văn Nga, Ghennađi Yvanov- Thư ký thứ nhất Ban Chấp hành Hội Nhà văn Nga và Olek Bavưkin-Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội Nhà văn Nga cho biết: "Thay mặt Hội Nhà văn Nga, chúng tôi bày tỏ sự vui mừng về thành tích to lớn của hai ông Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Văn Minh, những người đã dịch tuyển Tập thơ về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại; đặc biệt xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã viết Lời giới thiệu cho tuyển thơ này. Những áng thơ đó đã trở thành tài sản vô giá của nền văn hóa Nga, là cơ sở của việc giáo dục lòng yêu nước của nhiều thế hệ nhân dân Nga sau cuộc chiến tranh. Nó là di sản vô giá không chỉ đối với nhân dân Liên Xô mà còn của toàn nhân loại". 

Tuyển tập thơ sẽ được ra mắt tại Hà Nội vào lúc 15 giờ ngày 3/11 năm 2017, tại Hội trường tầng 10, 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Chia sẻ về tác phẩm, Giáo sư, dịch giả Nguyễn Huy Hoàng cho biết, cuốn sách đặc biệt có ý nghĩa khi ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và như món quà đặc biệt chào mừng Tổng thống Nga đến Việt Nam dự APEC. 

Theo Dân Việt

tin mới

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?